Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động 01-Ctr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Số hiệu 36/KH-UBND
Ngày ban hành 15/04/2016
Ngày có hiệu lực 15/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Lê Thanh Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 15 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 01-CTR/TU NGÀY 31/12/2015 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 15-NQ/TW NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 5 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2012-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 31/12/2015 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (gọi tắt là Chương trình hành động số 01-Ctr/TU);

Đthực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 31/12/2015 của Tỉnh ủy, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện cho giai đoạn 2016-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho người có công và nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Phát triển xã hội phải kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như: Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, giải quyết các tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng cán bộ cơ sở, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giúp đỡ đồng bào dân tộc, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Từng bước thu hẹp khoảng cách, về mức sống của nhân dân ở thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

3. Triển khai thực hiện chính sách xã hội đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên thực hiện tốt chính sách đối với người có công; bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời đồng bào dân tộc thiểu số, người dân có hoàn cảnh khó khăn.

4. Thực hiện chính sách xã hội hóa trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn với phương châm ‘Nhà nước hỗ trợ, xã hội và người dân giúp đỡ để đảm bảo thực hiện công bằng hơn về mức sống giữa các nhóm dân cư, đồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.

II. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG: (Phụ lục kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch để chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung của Kế hoạch.

2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Chủ trì, tham mưu triển khai, thực hiện các chính sách, chương trình, dự án về ưu đãi người có công với cách mạng, dạy nghề, việc làm, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, địa phương có liên quan, cân đối nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư về lĩnh vực xã hội trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách để thực hiện các chương trình đề án và thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn việc sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

5. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng, triển khai thực hiện tốt các chương trình, đề án về y tế, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ về y tế cho người dân.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án về giáo dục, đảm bảo giáo dục tối thiểu cho người dân.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Thông tin-Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2016-2020. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đẩy mạnh và đổi mới hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về thực hiện các chính sách xã hội.

9. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở giai đoạn 2016-2020.

10. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiên cứu, triển khai, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc.

11. Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các chính sách, dự án liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn như chương trình 135 giai đoạn III, Chương trình Đề án phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020.

12. Các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị cụ thể hóa và tổ chức thực hiện bằng Kế hoạch hàng năm và 5 năm để triển khai thực hiện, đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành, đặc biệt trong việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ 6 tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm).

13. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên chủ trì, phi hợp với các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về thực hiện các chính sách xã hội trong tổ chức mình; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Xây dựng kế hoạch thực hiện 5 năm, hàng năm; cụ thể hóa các chỉ tiêu về chính sách xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và chỉ đạo các phòng, ban cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy cần phải sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể của Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) một số vấn đề vchính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phản ánh về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

[...]