Kế hoạch 350/KH-UBND năm 2017 về thực hiện khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hiệp quốc trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 350/KH-UBND
Ngày ban hành 30/08/2017
Ngày có hiệu lực 30/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 350/KH-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Thực hiện Quyết định số 668/QĐ-TTg, ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hiệp quốc. UBND tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch triển khai thực hiện khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ trên địa bàn tỉnh, với nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong việc triển khai thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW) và các khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hiệp quốc.

2. Yêu cầu

Việc triển khai Quyết định số 668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cần lồng ghép trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của từng cấp, từng ngành, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của mỗi huyện, thành phố và nhiệm vụ chuyên môn của từng sở, ngành, đơn vị. Trong quá trình triển khai cần xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với các kế hoạch khác có liên quan.

II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

1. Rà soát, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật, chính sách không bảo đảm nguyên tc bình đng giới, nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

2. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em.

3. Lồng ghép công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố.

4. Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bình đng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.

III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện

Kế hoạch thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hiệp quốc được triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định của pháp luật không bảo đảm về bình đẳng giới, nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

- Các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định của pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, các chính sách về cấm phân biệt trong Bộ Luật lao động, các quy định trong Luật Hôn nhân gia đình, nhm bảo đảm theo quy định của Hiến pháp 2013 và phù hợp với Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW);

- Đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận hệ thống trợ giúp xã hội cho phụ nữ.

2. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ

- Phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp 2013 và các chính sách, luật pháp về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ n(Công ước CEDAW) bằng các hình thức, nội dung đa dạng, phù hợp với phong tục, tập quán, từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư;

- Các cấp, các ngành, đoàn thể cần đẩy mạnh việc tuyên truyền chính sách, luật pháp về bình đng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân; trú trọng việc tuyên truyền, giáo dục cho hội viên trong các cấp hội phụ nữ, đphụ nữ nắm chắc quyền của mình, từ đó tự bản thân họ lên án, tố cáo những hành vi, hành động có dấu hiệu bạo lực hoặc các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ;

- Các cơ quan thông tin, tuyên truyền dành thời lượng thích hợp để truyền tải chính sách, pháp luật về giới, bình đẳng giới, các thông điệp về bình đẳng giới, về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; tập trung cao điểm trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (15/11-15/12), Ngày Quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái 25/11, Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình và Ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm;

- Phát huy vai trò của Trưởng thôn, bản, tổ dân phố, người có ảnh hưởng, người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ để tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

2. Lồng ghép công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong việc triển khai thực hiện các chương trình, chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ; Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận của Ban Bí thư về Đề án Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”;

[...]