Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Hà Giang đến năm 2020

Số hiệu 130/KH-UBND
Ngày ban hành 04/08/2014
Ngày có hiệu lực 04/08/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Hà Giang, ngày 04 tháng 8 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1. Khái quát tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh

Theo báo cáo kết quả thống kê số liệu về bạo lực gia đình của các huyện, thành phố cho thấy tình hình về bạo lực gia đình tuy có chiều hướng giảm, nhưng diễn biến ở nhiều hình thức và phức tạp hơn. Các vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) chủ yếu là về tinh thần, thân thể và đều xảy ra ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn, cụ thể:

- Năm 2012: 1048 vụ, trong đó: Bạo lực về tinh thần: 340 vụ; Thân thể 656 vụ; Tình dục 24 vụ; Kinh tế 28 vụ;

- Năm 2013: 934 vụ, trong đó Bạo lực về tinh thần: 372 vụ; Thân thể 518 vụ; Tình dục 12 vụ; Kinh tế 32 vụ;

- 6 tháng đầu năm 2014: 315 vụ. Bạo lực về tinh thần: 87 vụ; Thân thể 195 vụ; Tình dục 7 vụ; Kinh tế 26 vụ.

Hình thức bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng trong đó bạo lực về thân thể chiếm tỷ lệ cao, tiếp theo là bạo lực về tinh thần, kinh tế và tình dục.

Đối tượng bị bạo lực: Chủ yếu là phụ nữ, bên cạnh đó nam giới cũng bị bạo lực nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ;

Đối tượng gây ra bạo lực: Chủ yếu là nam giới trong 6 tháng đầu năm 2014 có 303 đối tượng là nam và 12 đối tượng nữ;

Nguyên nhân gây bạo lực: Chủ yếu là cờ bạc, rượu chè, tệ nạn xã hội,...

2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn ti hn chế:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa hiệu quả còn hạn chế về hình thức và cả nội dung; Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ đồng bộ; Chính quyền xử lý các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn chưa triệt để. Đa số vụ bạo lực gia đình được nạn nhân giấu giếm vì lo giữ thdiện cho người thân, chỉ đến khi hậu quả quá nghiêm trọng mới được phát hiện;

- Nội dung sinh hoạt thôn, câu lạc bộ và nhóm chất lượng chưa cao; công tác sinh hoạt chưa được duy trì thường xuyên;

- Việc xử lý các hành vi vi phạm bạo lực gia đình chưa kịp thời; công tác tư vấn, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình theo pháp luật còn yếu.

2.2. Nguyên nhân:

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm, lãnh chỉ đạo và giám sát tổ chức thực hiện đối với các vấn đề về phòng chống bạo lực gia đình;

- Công tác gia đình là lĩnh vực mới, cán bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở còn kiêm nhiệm nhiều việc, chưa được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về văn hóa gia đình, chưa nắm rõ các quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) cũng như việc chỉ đạo thực hiện các mô hình điểm còn lúng túng, hiệu quả đạt được chưa cao;

- Công tác thống kê số liệu về bạo lực gia đình rất khó khăn do chưa có đội ngũ cộng tác viên và còn thiếu kinh phí hỗ trợ cho việc điều tra thu thập sliệu; cán bộ làm công tác văn hóa tuyến xã còn kiêm nhiệm nhiều công việc do đó công tác PCBLGĐ còn chưa được quan tâm;

- Trình độ dân trí thấp sự bất bình đẳng gii, thiếu hiểu biết về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; thiếu các kỹ năng ứng xử, cách giải quyết không phù hợp khi trong gia đình có sự mâu thuẫn, xung đột. Cộng đồng còn thờ ơ với hành vi BLGĐ;

- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tại chỗ ở một số địa phương chưa đáp ứng cho người dân về các vấn đề giáo dục, học tập, vui chơi, hưởng thụ văn hóa,... nên việc tiếp cận thông tin để nâng cao hiu biết và thực thi pháp luật về Phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

[...]