Kế hoạch 330/KH-UBND năm 2024 bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035

Số hiệu 330/KH-UBND
Ngày ban hành 11/10/2024
Ngày có hiệu lực 11/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Sơn Hùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 330/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 11 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

Căn cứ Luật Dược ngày 6 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-T7g ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 2056/QĐ-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ”;

Căn cứ Quyết định số 2299/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 07 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc công nhận, nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá tiềm năng và thực trạng nguồn tài nguyên dược liệu (cây thuốc) ở Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai làm tiền đề xây dựng dự án Xây dựng Vườn quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc” do Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thực hiện;

Căn cứ Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, Đề tài “Kế hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng 2035” do Viện Dược liệu thực hiện;

Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày 12 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Kế hoạch phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Thực hiện Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 01/7/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về thực hiện “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” tỉnh Đồng Nai.

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Bảo tồn, khai thác bền vững cây thuốc tự nhiên và phát triển trồng cây thuốc có tiềm năng về giá trị y tế, kinh tế, là thế mạnh của địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Từ nay đến năm 2025:

a) Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Đồng Nai gồm 18 loài cây thuốc thuốc đặc hữu, quý hiếm, có giá trị có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và Nghị định 84/2021 NĐ-CP về quản lý động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước CITES. Các địa điểm bảo tồn in situ bao gồm: Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai; Vườn Quốc gia Cát Tiên, và Rừng phòng hộ Tân Phú (Danh sách loài, mức phân hạng bảo tồn, địa điểm bảo tồn chi tiết theo phụ lục 1).

b) Để bảo tồn nguồn gen đặc hữu của dược liệu: Xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia Nam Bộ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quy mô 100 - 200 ha. Bao gồm:

- Vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc): Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack), Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Bân), Câu đằng (Uncaria macrophylla Wall, ex Roxb.; Uncaria lanosa Wall.), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook, et Arn) Planch.), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.), Cổ an, Dây hoàng liên (Arcangelisia flava (L.) Merr.), Cốt toái bổ (Drynaria bonii Christ; Drynaria quercifolia (L.) J.Sm.), Cồn mốc song đính, Rau báo rừng (Curculigo disticha Gagnep.), Dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.), Gắm (Gnetum montanum Markgr.; Gnetum macrostachyum Hook.f.), Gối hạc (Leea rubra Blume), Mua sài gòn (Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.), Nhàu (Morinda citrifolia L.), Nhóm cây huyết đằng (Spaolobus harmandii Gagnep; Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze; Callerya cinerea (Benth.) Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya cochinchinensis (Gagnep.) Schot; Bauhinia khasiana Baker), Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz), Ráy gai (Lasia spinosa (L.) Thw.), Thần xạ hương (Luvunga scandens (Roxb.)Buch.- Ham.), Thành ngạnh (Cratoxylon prumfolium Dyer.), Thành ngạnh đẹp (Cratoxyluin formosum (Jacq.) Benth. & Hook.f. ex Dyer), Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott; Homalomena cochinchinensis Engl.), Trung quân (Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.).

- Vùng đệm Rừng phòng hộ Tân Phú: Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack), Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.; Stemona pierrei Gagnep.), Câu đằng (Uncaria macrophylla Wall, ex Roxb.; Uncaria lanosa Walk), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch.), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.), Cồn mốc song đính, Rau báo rừng (Curculigo disticha Gagnep.), Cốt toái bổ (Drynaria bonii Christ; Drynaria quercifolia (L.) J.Sm.), Địa liền (Kaempferia galanga L.), Gối hạc (Leea rubra Blume), Mua sài gòn (Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.), Nhàu (Morinda citrifolia L.), Nhóm cây huyết đằng (Spatholobus harmandii Gagnep; Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze; Callerya cinerea (Benth.) Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya cochinchinensis (Gagnep.) Schot; Bauhinia khasiana Baker), Nhóm nhân trần (Adenosma glutinosa (L.) Druce; Adenosma Indiana (Lour.) Merr. ), Thành ngạnh (Cratoxylon prumfolium Dyer.), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jacq.) Benth. & Hook.f. ex Dyer), Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott; Homalomena cochinchinensis Engl), Trung quân (Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.).

- Vùng đệm Vườn Quốc gia Cát tiên: Tắc kè đá (Diynaria bonii H. Christ), Thiên tuế xiêm (Cycas siamensis Miq.), Huệ đá (Peliosanthes teta Andrews subsp. humilis (Andr.) Jessop), Nần nghệ (Dioscorea colletii Hook. f.), Một lá (Nervilia spp.), Ba gạc lá mỏng (Rauvolfia micrantha Hook.f.), Bố béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban), Cổ an (Arcangelisia flava (L.) Merr.), Giáng hương (Pterocaipus macrocaipus Kurz), Gõ mật (Sindora siamensis Teijsm. ex Miq.), Lệ dương (Aeginetia indica L.), Trà hoa vàng Dormoy (Camellia donnoyana (Pierre ex Laness.) Sealy), Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumee ex K. Heyne).

- Khu vực Đông Nam tỉnh Đồng Nai (Xuân Lộc): Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch.), Cổ an, Dây hoàng liên (Arcangelisia flava (L.) Merr.), Cốt toái bổ (Diynaria bonii Christ; Diynaria quercifolia (L.) J.Sm.), Dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.), Gắm (Gnetum montanum Markgr.; Gnetum macrostachyum Hook.f.), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Nhóm cây huyết đằng (Spatholobus harmandii Gagnep; Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze; Callerya cinerea (Benth.) Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya cochinchinensis (Gagnep.) Schot; Bauhinia khasiana Baker), Thành ngạnh (Cratoxylon prumfolium Dyer.), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jacq.) Benth. & Hook.f. ex Dyer).

(Danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác, khối lượng khai thác ước tính và địa điểm khai thác chi tiết trong phụ lục 2).

c) Xây dựng Quy trình khai thác bền vững một số loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác và sử dụng ở tỉnh Đồng Nai gồm các nội dung cơ bản sau: Tên cây dược liệu; tên khoa học; Tiêu chuẩn cây khai thác; Thời vụ khai thác thích hợp; Phương pháp khai thác/thu hái; Phương pháp chế biến sơ bộ dược liệu đã khai thác/thu hái.

d) Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống, trồng và sơ chế một số loài cây dược liệu theo GACP-WHO tại tỉnh Đồng Nai.

đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) truy xuất nguồn gốc, trao đổi thông tin trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ dược liệu. Dữ liệu kết nối, cập nhật, và trao đổi thông tin liên ngành, liên nhà trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ dược liệu phục vụ công tác sản xuất, phân phối tiêu thụ dược liệu, tối ưu hóa cung và cầu dược liệu một cách tự chủ.

2.2. Đến năm 2035:

[...]