Kế hoạch 33/KH-UBND về cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018

Số hiệu 33/KH-UBND
Ngày ban hành 26/02/2018
Ngày có hiệu lực 26/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 02 năm 2018.

 

KẾ HOẠCH

CAI NGHIỆN PHỤC HỒI VÀ QUẢN LÝ SAU CAI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2018

Thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 06/3/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh năm 2018, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

a) Tiếp tục nâng cao nhận thức của cá nhân, gia đình và toàn xã hội trong việc phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng người nghiện ma túy mới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhà;

b) Thực hiện đa dạng hóa các hình thức điều trị, theo hướng tăng dần số người điều trị tại cộng đồng và khuyến khích tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện. Với các giải pháp toàn diện, kiên trì, xác định điều trị lâu dài, liên tục, tăng cường chất lượng cung cấp các dịch vụ, tư vấn, tạo việc làm, kết hợp giảm hại của sử dụng ma túy và dự phòng hạn chế lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy gây ra.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

a) Phấn đấu trên 90% xã, phường, thị trấn được tuyên truyền về phòng chống ma túy nói chung và cai nghiện ma túy nói riêng.

b) Đa dạng hóa các hình thức cai nghiện, điều trị nghiện ma túy. Tổ chức cai nghiện, điều trị nghiện từ 80-85% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý với các hình thức phù hợp. Cụ thể: khoảng 30% người nghiện được cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng; khoảng 5-10% người nghiện được cai nghiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (sau đây viết tắt là Trung tâm); số người nghiện còn lại được tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone (từ 47-52% tổng số người nghiện).

c) 100% người đã hoàn thành cai nghiện tại Trung tâm được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp.

d) Nghiên cứu, xây dựng thí điểm từ 01-02 Điểm tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng ở các cụm liên xã, phường có nhiều người nghiện.

đ) Phấn đấu trên 50% số người cai nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn học nghề và đào tạo nghề; trên 50% số người nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn việc làm và tạo việc làm.

e) 100% cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai ở Trung tâm và ở xã, phường, thị trấn được tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về phòng chống ma túy, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện.

2. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân. Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, tập trung vào các khu vực, địa bàn trọng điểm, phức tạp và các đối tượng có nguy cơ cao vi phạm như: học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên hư hỏng, phạm pháp...; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình và bản thân người nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước về cai nghiện phục hồi.

3. Phát động toàn dân phòng, chống ma túy, vận động người nghiện tự nguyện đăng ký các hình thức cai nghiện phù hợp; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; thực hiện đa dạng hình thức huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình có người nghiện, cộng đồng cho công tác cai nghiện ma túy, lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội khác như: giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

4. Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh hiện nay. Trọng tâm là xác định số người nghiện hiện tại, chất lượng cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; rà soát, sắp xếp, đa dạng hóa chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đáp ứng nhu cầu cai nghiện ma túy của người nghiện.

5. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng xã, phường, thị trn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết xây dựng cơ sở dữ liệu, chỉ s giám sát, đánh giá, báo cáo về công tác cai nghiện phục hi, quản lý sau cai; định kỳ đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện, điều chỉnh nội dung, biện pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao kết quả, hiệu quả trong công tác.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy

a) Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng có hiệu quả loa, đài truyền thanh, bản tin, trạm tin xã, phường, thị trn... đẩy mạnh tuyên truyền có chiều sâu và tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội như tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt Câu lạc bộ...

b) Tập trung tuyên truyền tại địa bàn dân cư, trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn... Chú trọng tuyên truyền đi với những người có nguy cơ cao, người nghiện ma túy ở cộng đồng, học sinh, sinh viên trong các trường học, cán bộ, người lao động trong các doanh nghiệp. Phi hợp giữa các cơ quan, đoàn thể trong công tác vận động người nghiện tự nguyện đi cai nghiện, giúp đỡ quản lý người sau cai nghiện ma túy, giảm tỷ lệ tái nghiện.

c) Nội dung tuyên truyền: tác hại của việc sử dụng ma túy và nghiện ma túy; phổ biến các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện và quản lý sau cai, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và của tỉnh về công tác phòng, chng và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.

2. Đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng

a) Xây dựng các văn bản triển khai cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ; văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương như: quy trình tổ chức cai nghin tại gia đình và cộng đồng, quy định về chế độ chính sách đối với người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; chế độ, chính sách cho thành viên Tổ công tác cai nghiện ma túy tại xã, phường, thị trn.

[...]