Kế hoạch 326/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025

Số hiệu 326/KH-UBND
Ngày ban hành 03/10/2022
Ngày có hiệu lực 03/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 326/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 03 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025; Quyết định số 888/QĐ-UBND.HC ngày 09/8/2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng, giải pháp của Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của các sở, ngành và địa phương.

- Việc tổ chức thực hiện bảo đảm sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan; các chương trình hành động phải cụ thể, thiết thực, tạo bước chuyển biến tích cực, hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát thải cac-bon thấp thân thiện với môi trường, một nền nông nghiệp đầu tư có trách nhiệm, minh bạch, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân tỉnh Đồng Tháp trong tình hình mới.

II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2025

- Duy trì tăng trưởng GRDP nông, lâm, thủy sản bình quân 3,5%/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,6 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn dưới 3%[1].

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động giảm xuống còn dưới 40% trong tổng số lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, tăng tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt 20%.

- Thành lập mới ít nhất 35 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nâng cao năng lực cho HTX nông nghiệp, 100% cán bộ HTX nông nghiệp được đào tạo các kỹ năng lập kế hoạch, quản trị, tiếp cận thị trường, phát huy mô hình hội quán.

- Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Phấn đấu 80% thủ tục hành chính thuộc ngành nông nghiệp quản lý đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức 4. 50% cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã) được số hóa. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số áp dụng từ cấp tỉnh, huyện, xã (phát triển phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh) giúp quản lý nông nghiệp số và phát triển kinh tế nông nghiệp số đảm bảo điều kiện tích hợp được vào hệ thống dữ liệu của tỉnh và bộ, ngành trung ương. Trên 60% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, mua bán trực tuyến; 100% sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có mặt trên các sàn thương mại điện tử.

- Có ít nhất 90% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó, có 30% xã nông thôn mới đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% xã NTM nâng cao đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có thêm 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM và 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao; có 98% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch.

- Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng triệt để tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất lúa gạo, xoài, hoa kiểng, cá tra và sen; đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.

- Tỷ lệ diện tích vùng trồng tập trung được cấp mã số theo quy định đạt 100%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 đối với các nhiệm vụ cụ thể của 07 nhóm Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 12 nhóm Giải pháp thực hiện đề án:

1. Bảy (7) nhóm Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(1) Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng toàn ngành hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát thải cacbon thấp thân thiện với môi trường, nền nông nghiệp đầu tư có trách nhiệm, minh bạch;

(2) Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến;

(3) Phát triển công nghiệp chế biến nông sản;

(4) Phát triển thị trường;

(5) Phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn;

(6) Tăng cường liên kết vùng;

(7) Định hướng một số ngành hàng chủ lực.

2. Mười hai (12) nhóm Giải pháp thực hiện đề án

(1) Tiếp tục phát huy các bài học thành công nhờ công tác tuyên truyền;

(2) Đổi mới thể chế;

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ