Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2020 về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực, đặc thù giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 200/KH-UBND
Ngày ban hành 25/08/2020
Ngày có hiệu lực 25/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 200/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 25 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CHUỖI LIÊN KẾT NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC, ĐẶC THÙ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực, đặc thù giai đoạn 2021-2025; với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Hoàn thiện và phát triển chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực của tỉnh một cách hiệu quả, bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành hàng chủ lực; mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu; gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng nhãn hiệu gắn với truy xuất nguồn gốc cho các ngành hàng chủ lực của tỉnh, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm của địa phương; tạo sự liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, kiểm soát được chất lượng sản phẩm; tạo lòng tin của người tiêu dùng, hình thành thói quen tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người sản xuất về việc minh bạch thông tin sản phẩm.

- Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý liên quan đến nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh; nâng cao tỉ lệ diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và các tiêu chuẩn khác theo yêu cầu thị trường; tạo phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các sản phẩm chủ lực theo quy mô lớn của tỉnh, mang lại hiệu quả cao và bền vững cho người sản xuất.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025, xây dựng ít nhất 03 chuỗi liên kết cho ngành hàng chủ lực theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh.

- Hỗ trợ 100% ngành hàng chủ lực và nông sản đặc thù của tỉnh, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; 100% các nông sản đặc thù có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được hỗ trợ tư vấn phát triển bao bì, nhãn hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.

- Có ít nhất 5 lớp đào tạo, tập huấn về thị trường, kinh tế hợp tác, chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu thị trường, …

- Hỗ trợ, hướng dẫn 100% ngành hàng chủ lực của tỉnh tổ chức lại sản xuất theo quy trình sản xuất đạt chuẩn, gắn với mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc.

- Có ít nhất 10 hợp tác xã, tổ hợp tác được tư vấn và cung cấp các giải pháp về cơ giới hóa, giảm thất thoát sau thu hoạch, có liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cung ứng vật tư, kỹ thuật đầu vào.

- Hỗ trợ công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu cho ít nhất 10 nhãn hiệu chứng nhận, ít nhất 05 sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài.

II. SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC GẮN VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

(Có Phụ lục 1 chi tiết đính kèm)

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

(Có Phụ lục 2 chi tiết đính kèm)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Kinh phí thực hiện lồng ghép từ các chương trình, dự án, đề án, vốn ngân sách Nhà nước được phân bổ hàng năm cho các địa phương, đơn vị; kinh phí đóng góp của người dân, doanh nghiệp và các hình thức hợp tác công tư khác.

Yêu cầu các Sở, ban ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/5) và hàng năm (trước ngày 20/11) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở Công Thương báo cáo, đề xuất UBND tỉnh kịp thời giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- TT/TU, TT/HĐND tỉnh;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lưu: VT, NC/KT (mqv).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hùng

 

PHỤ LỤC 1

SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC GẮN VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
(Kèm theo Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 25/8/2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

[...]