Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2023 về kiểm tra, giám sát và đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 312/KH-UBND
Ngày ban hành 17/05/2023
Ngày có hiệu lực 17/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Trọng Yên
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 312/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 17 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Thực hiện Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm thực hiện có hiệu quả và hoàn thành vượt mức mục tiêu kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đã đề ra.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình; thống nhất, lồng ghép công tác chỉ đạo giám sát, đánh giá thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp về nội dung kiểm tra, giám sát, đánh giá.

- Đánh giá việc thực hiện, xác định mức độ đạt các mục tiêu, chỉ tiêu tiêu chí nông thôn mới giữa kỳ, hàng năm và giai đoạn... đánh giá tác động của Chương trình đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Qua kiểm tra nhằm phát hiện và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện; đảm bảo yêu cầu về tiến độ, thời gian và mục đích, yêu cầu của kế hoạch, quá trình thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành; đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện; theo dõi việc thực hiện kiến nghị đã đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý.

- Qua giám sát nhằm biểu dương khen thưởng và nhân rộng các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt; đồng thời phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân chưa thực hiện, chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt (mà chưa có lý do chính đáng).

2. Yêu cầu

- Công tác giám sát, đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung của Chương trình; bảo đảm khách quan, phản ánh trung thực, đúng thực chất, đầy đủ kết quả đạt được; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý những tồn tại, hạn chế và các vấn đề khác phát hiện sau kiểm tra, giám sát.

- Hoạt động giám sát, đánh giá phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, không trùng lặp, chồng chéo và phải được thực hiện thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo thời gian, nội dung theo quy định.

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN

1. Đối tượng

- Cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ công tác Chương trình; các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị phụ trách nội dung, thành phần, chỉ tiêu, tiêu chí trong nông thôn mới.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương và đối tượng tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Thời gian

- Đối với công tác kiểm tra, giám sát: thời gian thực hiện định kỳ theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

- Đối với công tác đánh giá: đánh giá định kỳ; đánh giá giữa kỳ; đánh giá cuối kỳ; đánh giá đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

III. NỘI DUNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Kiểm tra, giám sát Chương trình

1.1. Nội dung kiểm tra, giám sát

[...]