Kế hoạch 302/KH-UBND năm 2017 về thực hiện ứng phó biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng Lào Cai, giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 302/KH-UBND
Ngày ban hành 27/11/2017
Ngày có hiệu lực 27/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Nguyễn Thanh Dương
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 302/KH-UBND

Lào Cai, ngày 27 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGÀNH XÂY DỰNG LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2017-2020.

Thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI); Nghị quyết 09-NQ/TU và Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy Lào Cai (Khóa XIV) về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2050; Quyết định số 811/QĐ-BXD ngày 18/8/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng, giai đoạn 2016-2020. UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch hành động thực hiện ứng phó biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng Lào Cai, giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân trong tỉnh và cn được tiến hành với sự đồng thuận, quyết tâm cao từ phạm vi cấp xã đến cấp tỉnh. Với mục tiêu tổng quát là nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể, phòng tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ cuộc sống của người dân. Sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các công trình xây dựng; hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải; hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; nghĩa trang, hệ thống cây xanh đô thị, thực hiện các giải pháp xây dựng phù hợp, có khả năng thích ứng cao với tình hình mới theo định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

- Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến các khu đô thị và dân cư nông thôn của tnh: Lũ lụt, sạt lđất gia tăng do lũ; Nhiệt độ tăng.

- Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đi khí hậu nhằm gắn kết chặt chẽ yêu cầu ứng phó tác động của biến đổi khí hậu trong tất cả các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trên cơ sở phù hợp với nguồn lực của địa phương và mức độ tác động.

- Lng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng, đồ án quy hoạch xây dựng mới tại các khu vực trên địa bàn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó thích hợp.

- Nâng cao năng lực trong các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ và chống chịu với biến đổi khí hậu của ngành phù hợp theo từng giai đoạn, đảm bảo tính an toàn và n định cho các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tiên tiến phù hợp với địa phương nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, đặc biệt là trong sản xuất vật liệu xây dựng; đẩy mạnh phát triển công trình xanh, đô thị xanh, sử dụng các sản phẩm xanh, vật liệu xây dựng xanh, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đánh giá sự tác động, lập kế hoạch giảm thiểu cũng như áp dụng khoa học công nghệ, các giải pháp ứng phó phù hợp với địa phương để giảm thiểu đến mức thấp nhất sự tác động của biến đổi khí hậu nhằm ứng phó và giảm thiểu tác động tiêu cực đến với biến đổi khí hậu đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ cuộc sng của người dân.

II. NỘI DUNG, CÁC GIẢI PHÁP

1. Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng:

- Chủ động xây dựng phương án ứng phó, đề xuất các giải pháp thiết kế cho các công trình cũng như các đồ án quy hoạch xây dựng đảm bảo thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu của Trung ương và của tỉnh đã thực hiện, đồng thời phải phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Tiến hành rà soát các đồ án quy hoạch trên địa bàn (quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành,...) tổ chức điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ kịp thời, không bố trí các công trình công cộng tại nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng, bố trí các công trình có khả năng điều tiết và thích ứng với các tác động bởi biến đi khí hậu.

- Tổ chức phương án ứng phó, đề xuất biện pháp giảm thiểu, đầu tư xây dựng các công trình nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho vùng đồi núi và dân tộc thiểu số như: Xây dựng hệ thống thoát nước (thoát lũ núi), sạt lở đất.

- Tổ chức thực hiện tốt các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật đối với công tác quy hoạch và xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật, đô thị, sản xuất vật liệu xây dựng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Khuyến khích áp dụng các mô hình: Công trình xanh, công trình thích ứng với biến đổi khí hậu, đô thị sinh thái, đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như áp dụng công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng xanh nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

- Tích hợp các quy hoạch về cấp nước, thoát nước, chống ngập của các đô thị, có xét tới tác động của biến đổi khí hậu; Quy hoạch cốt nền đô thị; Quy hoạch sử dụng đất đô thị phù hợp với biến đổi khí hậu; Quy hoạch không gian xanh đô thị.

- Tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin về diễn biến và công tác ứng phó biến đổi khí hậu của các tỉnh lân cận, các tổ chức quốc tế để kết nối và đảm bảo công tác ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với thực tế tại địa phương.

- Xây dựng và ban hành các chính sách cho cộng đồng dân cư trong vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tạo điều kiện để người dân tự thích ứng và chống chịu trước các tác động do biến đổi khí hậu gây ra.

2. Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng:

- Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu vào các dự án nâng cấp đô thị, thoát nước đô thị và dự án xử lý chất thải rắn đang chuẩn bị đầu tư xây dựng.

- Xây dựng đô thị xanh, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu bằng các biện pháp phi công trình, tăng khả năng thoát nước tại các đô thị, tạo hồ điều hòa tăng khả năng thẩm thấu nước mặt,...

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà và cơ quan, công sở nhà nước; Triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng.

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nguyên liệu không tái tạo được, nhất là việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng trong các công trình xây dựng (gạch đất sét nung, đá, cát,...). Đồng thời xây dựng các chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tuyên truyền, trang bị cho cộng đồng dân cư sống trong vùng ảnh hưởng về kiến thức cũng như các giải pháp, biện pháp ứng phó phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

[...]