Kế hoạch 2958/KH-UBND năm 2010 tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 2958/KH-UBND
Ngày ban hành 27/07/2010
Ngày có hiệu lực 27/07/2010
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Cao Văn Trọng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2958/KH-UBND

Bến Tre, ngày 27 tháng 7 năm 2010

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, KHUYẾN KHÍCH VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Căn cứ Công văn số 2133-CV/TU ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Tỉnh uỷ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Ban Bí thư TW Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 14-NQ/TW VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, KHUYẾN KHÍCH VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

Trong những năm qua, các sở, ban ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đã tổ chức quán triệt và tích cực chỉ đạo thực hiện, đưa Nghị quyết số 14-NQ/TW đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng. Trong giai đoạn 2006-2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh loại hình kinh tế tư nhân tăng nhanh cả về số lượng và tổng vốn đầu tư. Bình quân mỗi năm có từ 180 đến 230 doanh nghiệp thành lập mới, với vốn đầu tư trung bình 2,5 tỷ/doanh nghiệp. Tỉnh đã thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế; đồng thời, tham gia giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Vai trò của kinh tế tư nhân được đề cao, làm tăng thêm lòng tin của nhân dân vào chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh như: việc thể chế hoá một số nội dung của Nghị quyết còn chậm, chưa đồng bộ, một số quy định về đăng ký kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh chưa sát với thực tiễn nên khó thực hiện; nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện chưa được tháo gỡ kịp thời; các doanh nghiệp nhỏ chưa đủ năng lực xây dựng kế hoạch kinh doanh để làm thủ tục vay vốn; một số cơ quan quản lý Nhà nước các cấp chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn phức tạp; việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chưa thật mạnh mẽ. Công tác đào tạo, quản trị trong doanh nghiệp còn rất ít, chưa hỗ trợ kịp thời trong phát triển sản xuất - kinh doanh, công tác đối thoại với doanh nghiệp chưa nhiều và chưa đạt hiệu quả cao. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp của tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp của tư nhân chưa đều khắp, chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa đủ năng lực bảo vệ quyền lợi cho người lao động; nhiều hiệp hội doanh nghiệp hoạt động lúng túng, vai trò tác động, hỗ trợ đối với doanh nghiệp còn mờ nhạt.

Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp của tư nhân hầu hết mới được hình thành và phát triển nên tài sản, vốn liếng còn ít, trình độ, năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Số lượng người lao động tại mỗi doanh nghiệp chưa nhiều nên việc xây dựng và phát triển tổ chức cơ sở Đảng, công đoàn còn hạn chế, đặc biệt tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó lường đã tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế tư nhân.

II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân:

Tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong toàn dân và các ngành, các cấp về chủ trương nhất quán phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước; đề cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên đặc biệt là lãnh đạo các cấp trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng.

Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân để rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

2. Xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân:

Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chương trình hành động của từng ngành, địa phương về phát triển kinh tế tư nhân cho phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển mới của đất nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng, trong đó bám sát các nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết. Phổ biến rộng rãi chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh đã ban hành. Nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách ưu đãi đầu tư lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đầu tư trong các khu cụm công nghiệp nhằm tăng thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân. Phối hợp Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ rà soát các thủ tục hành chính phát sinh tại địa phương, bãi bỏ tất cả các thủ tục do địa phương ban hành không còn phù hợp nhằm tạo môi trường kinh doanh - đầu tư minh bạch, thông thoáng.

3. Tăng cường hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế tư nhân:

Xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kinh doanh - đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh Bến Tre, tạo hiệu ứng lan toả và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới, các đối tác ngoài tình, ngoài nước.

Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

4. Xây dựng môi trường hoạt động thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân:

Thực hiện tốt việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích và mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết, liên doanh giữa kinh tế tư nhân với doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh, cùng có lợi. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch. Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý hành chính.

5. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân:

Tiếp tục đổi mới, tăng cường sự quản lý của Nhà nước các cấp đối với khu vực kinh tế tư nhân. Chính quyền các cấp thường xuyên giáo dục cán bộ, công nhân viên có thái độ ứng xử đúng đắn, tạo thuận lợi, kinh tế tư nhân phát triển, đồng thời quản lý sâu sát các hoạt động của kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát theo cơ chế hậu kiểm; kịp thời động viên, khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt và uốn nắn những lệch lạc, sai phạm của kinh tế tư nhân; phát động phong trào thi đua để tiếp tục động viên các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp của tư nhân, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho kinh tế tư nhân phát triển.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nhằm đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Tiếp tục tăng cường theo dõi, rà soát, đánh giá các tiềm năng, lợi thế, những mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp để từ đó tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư cho phù hợp với thực tế, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân.

b) Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho từng giai đoạn cụ thể, trước mắt là kế hoạch doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, cùng với các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, kế hoạch kinh doanh… cho các doanh nghiệp trong toàn tỉnh phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp.

c) Là cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ban ngành, huyện và thành phố Bến Tre giải quyết những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền và tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển; mỗi năm, ít nhất một lần, tổ chức đối thoại giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp của tư nhân nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

d) Rà soát những quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã ban hành (luật, nghị định, thông tư…) liên quan đến kinh tế tư nhân theo hướng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo thể hiện đồng bộ, nhất quán các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, tính cụ thể, minh bạch và ổn định của pháp luật nhằm kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp; tiếp tục kiến nghị giảm bớt các thủ tục hành chính theo yêu cầu một cửa, một cửa liên thông”.

đ) Nghiên cứu xây dựng hệ thống lý lịch tư pháp của các doanh nghiệp. Đồng thời quản lý chặt chẽ và có chế tài nghiêm minh những sai phạm của các đơn vị kinh tế tư nhân trong đăng ký kinh doanh và hoạt động cũng như những sai phạm của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước trong thi hành công vụ.

2. Cục Thuế tỉnh:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ