ĐỀ ÁN
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, KHUYẾN KHÍCH VÀ TẠO
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.
( Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2003/QĐ-UB ngày 15 / 7 /2003 của UBND
tỉnh Quảng Nam ).
Phát triển kinh tế tư
nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển của nền kinh tế nhiều thành
phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng
tâm là tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao
nội lực của tỉnh trong liên kết, liên doanh và hội nhập kinh tế khu vực, quốc
tế.
I. Tình
hình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh ta những năm qua:
Kinh tế tư
nhân trên địa bàn tỉnh gồm: kinh tế hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Số lượng các loại hình kinh tế tư nhân
Biểu 1
Loại hình
|
1996
(DN)
|
2001
(DN)
|
31/3/03
(DN)
|
So với năm 1996
(lần)
|
1. Hộ kinh doanh cá
thể
|
|
|
13.837
|
|
2. Doanh
nghiệp tư nhân
|
246
|
449
|
569
|
2,31
|
3. Công ty trách
nhiệm hữu hạn
|
18
|
162
|
284
|
15,78
|
4. Công ty cổ phần
|
0
|
11
|
31
|
|
Lao động trong các loại hình kinh tế tư nhân
Biểu 2
Loại hình
|
1996 ( người )
|
31/3/2003 ( người )
|
1. Hộ kinh doanh cá
thể
|
|
22.400
|
2. DN ngoài quốc
doanh
|
1.940
|
9.698
|
Tổng số
|
|
32.098
|
Vốn đăng ký kinh doanh
Biểu 3
Loại hình
|
1996
(triệu đồng)
|
2001
(triệu đồng)
|
31/3/2003
(triệu đồng)
|
So với năm 1996
(lần)
|
1. DN tư nhân
|
18.190
|
84.549
|
151.119
|
8,3
|
2. Công ty TNHH
|
6.126
|
510.536
|
871.679
|
142,3
|
3. Công ty cổ phần
|
0
|
24.478
|
303.934
|
|
Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp (Biểu 4)
Phân theo ngành cho doanh nghiệp tư nhân (Biểu 5)
Phân theo ngành cho công ty TNHH (Biểu 6)
Phân theo ngành cho công ty cổ phần (Biểu 7)
1. NHỮNG
THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN:
Thời gian
qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, tỉnh Quảng
Nam đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Doanh nghiệp, đồng thời bãi bỏ một số
các loại giấy phép kinh doanh; thể hiện sự thay đổi căn bản về tư duy và phương
thức quản lý Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh
tế tư nhân tỉnh ta đã phát triển rộng khắp, đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ
trong việc tự chủ kinh doanh, trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy
hình thành một thế hệ doanh nhân trẻ và đầy tiềm năng, khuyến khích tính sáng
tạo trong kinh doanh, làm cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tin tưởng vào chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ động trong hoạt động đầu tư kinh
doanh. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm
việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách tỉnh (tỷ trọng thu NS
của thành phần kinh tế tư nhân so với tổng thu phát sinh kinh tế năm 1997 là
18,19% đến năm 2001 là 21,12%). Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát
triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy
phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng thêm số
lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, góp phần thực hiện các chủ
trương của Nhà nước về xã hội hoá y tế, văn hoá, giáo dục...
Đến năm
2000, kinh tế tư nhân đã tạo ra giá trị GDP (giá cố định năm 1994) là 1.357,5
tỷ đồng, chiếm 32% tổng GDP trên toàn tỉnh, gấp 1,2 lần so với năm 1996.
Về số lượng
doanh nghiệp: đầu năm 1997 là 264 doanh nghiệp đến ngày 31/3/2003 là 884 doanh
nghiệp, tăng 3,35 lần; trong năm 1997, vốn đăng ký kinh doanh là 24,316 tỷ
đồng, đến 31/3/2003 là 1.326 tỷ đồng, tăng 54,6 lần. Theo số liệu báo cáo kết
quả tài chính hằng năm thì phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả như
ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ: trong năm 2000, ở 228 doanh nghiệp thì
có 202 doanh nghiệp hoạt động có lãi (chiếm 97%), 02 doanh nghiệp thua lỗ, 04
doanh nghiệp bảo tồn được vốn. Đây là tín hiệu đáng mừng góp phần làm cho nền
kinh tế tỉnh ta ngày càng tăng trưởng có hiệu quả hơn.
2. NHỮNG
TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN:
Kinh tế tư
nhân tỉnh ta hiện nay còn nhiều hạn chế yếu kém do mới phát triển, khả năng tự
tích tụ, huy động vốn xã hội còn thấp, quy mô kinh doanh phần lớn còn nhỏ bé,
vốn ít (bình quân 0,2 tỷ đồng/01 DNTN; 2,78 tỷ đồng/01 công ty TNHH; 2,885 tỷ
đồng/ 01 công ty cổ phần) công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém,
sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất (26,6%), chủ yếu tập trung
vào kinh doanh thương mại. Còn nhiều khó khăn vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản
xuất, kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội, nhiều đơn
vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những qui định của pháp luật đối với
người lao động (về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn
lao động...) thậm chí cũng có không ít trường hợp vi phạm pháp luật, trốn thuế,
gian lận thương mại...
- Phần lớn
số doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở thị xã, thị trấn, các huyện đồng bằng (chiếm
80%).
- Các hộ và
doanh nghiệp tư nhân cũng gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá, giá cả không ổn định; do vậy không mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, cải
tiến kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao.
- Một số
chủ doanh nghiệp chưa ý thức đầy đủ về việc cần thiết phải chấp hành đúng Luật
Doanh nghiệp nói riêng và các quy định pháp luật nói chung; ý thức chấp hành
các quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp chưa cao. Phần lớn doanh nghiệp ở
tỉnh ta đều thuộc loại nhỏ, người góp vốn chủ yếu là những thành viên trong gia
đình, bạn bè thân thiết... Vì vậy, các mối quan hệ gia đình huyết thống, bạn bè
được điều chỉnh bởi truyền thống, tập quán đã lấn át quy định pháp luật về quan
hệ góp vốn kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Do vậy tính không minh bạch,
không rõ ràng và thậm chí không hợp pháp trong hoạt động kinh doanh và quản lý
công ty là khá phổ biến.
Tóm lại:
Với những điều kiện khó khăn
của tỉnh mới được chia tách, thành phần kinh tế tư nhân đã có bước phát triển
khá, đóng góp đáng kể vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những thành quả đó là đáng khích lệ và trân trọng, thể hiện sự thống nhất rộng
rãi trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và nhân dân, sự cần thiết phải đổi mới có
tính đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh để khơi dậy và phát huy tối
đa nội lực, giải phóng lực lượng sản xuất góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Quan điểm và chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân ngày càng
rõ và nhất quán; kinh tế tư nhân được thừa nhận là bộ phận cấu thành của nền
kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của tỉnh. Tuy nhiên, ở phương diện rộng
hơn thì những kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn chưa ngang tầm với vị thế và
tiềm năng của tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập, do các
nguyên nhân sau:
- Chưa có
sự nhất trí cao, chưa quán triệt đầy đủ và nhất quán từ Trung ương đến địa
phương về nội dung, giải pháp cụ thể; thực hiện cải cách, cải thiện môi trường
kinh doanh, huy động nội lực phát triển kinh tế.
- Quan niệm
và phương thức quản lý Nhà nước chưa thay đổi kịp, tư tưởng còn tìm cách níu
kéo, tiếp tục duy trì cơ chế xin cho vẫn còn khá phổ biến trong các cơ quan Nhà
nước; chưa thực sự phù hợp, năng lực của đội ngũ công chức có liên quan còn
thấp so với sự phát triển về số lượng, quy mô và tính đa dạng của hoạt động
kinh doanh. Quản lý Nhà nước trở nên kém hiệu lực chưa đáp ứng được đòi hỏi
giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất.
II. QUAN ĐIỂM,
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI GIAN ĐẾN:
1. QUAN
ĐIỂM:
Quán triệt
Nghị quyết - Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về việc
tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển
kinh tế tư nhân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh
trong những năm đến cần quán triệt tốt các quan điểm sau:
1.1 Thực
hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; các thành phần
kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
1.2 Kinh tế
tư nhân có vai trò, vị trí quan trọng trong việc phát triển KT-XH của tỉnh,
đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao
động, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn. Do vậy, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và
giúp đỡ để phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà
pháp luật không cấm.
1.3 Kinh tế
tư nhân được đối xử bình đẳng trước pháp luật như các thành phần kinh tế khác;
được hợp tác liên minh, liên kết với kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế
khác để cùng phát triển.
1.4. Phát
triển kinh tế tư nhân phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, văn
minh và công bằng xã hội; thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng của người
lao động theo qui định của pháp luật.
2. MỤC TIÊU
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ NĂM 2001-2005:
- Tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 27% -30%.
- Tỷ trọng
GDP chiếm từ 38% -40% trong tổng GDP của tỉnh.
- Thu hút
lực lượng lao động từ 23% - 25%.
- Tỷ trọng
thu hút vốn đầu tư phát triển đạt từ 25% - 30%.
- Kim ngạch
xuất khẩu chiếm tỷ trọng từ 20% - 24%.
- Tỷ trọng
nộp thuế chiếm từ 25% - 30% trong tổng thu ngân sách của tỉnh.
3. NHỮNG
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI GIAN ĐẾN:
Một là: Phải
thống nhất về các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân
- Cần đẩy
mạnh phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế Nhà nước
và các thành phần kinh tế khác để trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề
chiến lược lâu dài góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát
triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH và nâng cao nội lực của tỉnh trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh
theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, khuyến khích
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân, thực hiện bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế. Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều
kiện và giúp đỡ để phát triển ở cả thành thị và nông thôn; khuyến khích các hộ
liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho
doanh nghiệp để ngày càng phát triển lớn hơn.
- Bảo vệ
lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động; chăm
lo bồi dưỡng, giáo dục các chủ doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân
tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng XHCN. Nhà nước tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các
doanh nghiệp tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh
doanh mà pháp luật không cấm, không được hạn chế quy mô nhất là trên những định
hướng ưu tiên của tỉnh; khuyến khích chuyển thành công ty cổ phần, thực hiện
bán cổ phần cho người lao động; liên doanh, liên kết với kinh tế tập thể và
kinh tế Nhà nước.
Hai là: Tạo
môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư
nhân
- Cần tạo
lập môi trường thể chế pháp lý và tâm lý xã hội ổn định cho sự phát triển kinh
tế tư nhân, bao gồm việc sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp và một số quy định
của các ngành, các cấp chưa thống nhất về những vấn đề liên quan đến kinh tế tư
nhân theo hướng xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm
tính ổn định, cụ thể minh bạch của pháp luật, chính sách của Nhà nước nhằm tạo
ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Mặt khác, tiếp
tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để kinh tế tư nhân có thể thụ hưởng các ưu
đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và các
Quyết định của UBND tỉnh về cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức
phổ biến học tập, quán triệt Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Doanh nghiệp, tuyên truyền rộng rãi các cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư
của tỉnh cho các chủ doanh nghiệp về những thông tin cần thiết cho việc đầu tư
phát triển những ngành nghề theo quy định của pháp luật.
- Công bố
rõ ngành nghề, lĩnh vực kinh tế tư nhân không được phép kinh doanh hoặc kinh
doanh có điều kiện theo danh mục ngành nghề Nhà nước đã ban hành và những ngành,
lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên phát triển như nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông,
lâm, thủy sản, giày da may mặc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền
thống, du lịch ... Khi có sự thay đổi của Nhà nước thì phải nhanh chóng thông
tin kịp thời cho các doanh nghiệp để có thời gian chuẩn bị chuyển tiếp, thích
ứng, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Thực hiện
đăng ký kinh doanh và bổ sung các nội dung đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng
nhận ưu đãi đầu tư theo cơ chế "một cửa, một dấu". Tư vấn, hỗ trợ,
hướng dẫn các thủ tục thành lập doanh nghiệp, lập dự án đầu tư, ưu đãi đầu tư,
cấp phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện...
- Làm tốt
công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Cổ vũ và biểu dương kịp thời
những cá nhân, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, đúng pháp luật, đóng góp tích cực
vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm lợi ích của người lao động,
tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, các đoàn thể phát huy vai trò, trách nhiệm của
mình trong doanh nghiệp.
Ba là: Sửa
đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách
- Tập trung
sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn các điều kiện để phát triển.
- Tiếp tục
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sửa đổi những qui định của tỉnh chưa phù hợp với
quy mô kinh doanh để kinh tế tư nhân có thể phát triển mạnh hơn trong những sản
phẩm và dịch vụ ở các ngành, địa phương mà tỉnh cần ưu tiên phát triển.
- Chú trọng
tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua hoạt động của Câu lạc bộ Doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức tư vấn, các Hiệp hội ngành nghề để giúp kinh tế
tư nhân có những thông tin cần thiết chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế.
- Tỉnh chủ
trương xây dựng những khu công nghiệp, cụm công nghiệp với kết cấu hạ tầng cần
thiết, phù hợp để khuyến khích những doanh nghiệp đầu tư, trong đó kinh tế tư
nhân được thuê mặt bằng sản xuất - kinh doanh và hưởng các chính sách ưu đãi
đầu tư như các thành phần kinh tế khác nếu có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật.
- Khuyến
khích các dự án đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục B, C theo Nghị định 35/2002/NĐ-CP
và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (theo
chương trình 135). Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ việc sử dụng đất ở các
vùng, địa phương chưa khai thác, chưa sử dụng hết. Thực hiện tốt chính sách
miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng ưu đãi đầu
tư... cho nhà đầu tư.
- Đẩy mạnh
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho nhân dân
nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất - kinh doanh.
- DNTN được
dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn Ngân hàng, góp cổ phần liên
doanh với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
- Tỉnh trợ
giúp đào tạo lao động bằng các cơ chế chính sách cụ thể theo cơ chế ưu đãi đầu
tư; củng cố và phát triển các trung tâm dạy nghề của tỉnh, khuyến khích các tổ
chức và cá nhân trong và ngoài nước mở các cơ sở đào tạo nghề cho người lao
động, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho doanh nghiệp.
- Mở rộng
hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học, công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm
thông thoáng hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Mặt khác, cần
tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân để quản lý, định
hướng và giúp đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng pháp luật.
- Thông qua
cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh (đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp,
các khoản phụ thu, chính sách đào tạo cán bộ...) các ngành, địa phương cần
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cơ chế này đến các doanh nghiệp tư nhân, cá
nhân và định hướng cho kinh tế tư nhân phát triển theo hướng sau:
+ Tập trung
vào lĩnh vực sản xuất; phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
truyền thống;
+ Kinh
doanh và chế biến sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản; cung cấp các dịch vụ thiết yếu
cho sản xuất nông nghiệp;
+ Thành lập
các trang trại, phát triển mô hình VAC phù hợp;
+ Đối với
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo mà thành phần kinh tế Nhà nước, kinh
tế tập thể chưa đủ điều kiện phát triển sản xuất - kinh doanh và phục vụ nhu
cầu thiết yếu đời sống cho nhân dân thì việc phát triển kinh tế tư nhân ở những
vùng này là rất cần thiết; do vậy cần phải có một cơ chế ưu đãi đặc biệt cho
việc đầu tư phát triển sản xuất như: miễn tiền thuê đất, sử dụng đất và thuế
thu nhập doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
Bốn là:
Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý Nhà nước
- Xác định
rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân; xây dựng, hoàn
thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với các đơn vị
sản xuất kinh doanh. Xây dựng, quy hoạch và trợ giúp đào tạo cán bộ quản lý
doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ, quy định
của Nhà nước tại doanh nghiệp; các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh
tra khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc kiểm tra, thanh tra
phải có khoa học đúng theo qui định của Nhà nước; phải báo trước cho doanh nghiệp
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận thanh tra, kiểm tra.
- Xử phạt
và có biện pháp xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm của các đơn vị kinh
tế tư nhân trong đăng ký kinh doanh và hoạt động; cũng như những vi phạm của cơ
quan, cán bộ trong khi thi hành công vụ.
Năm là: Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
và hiệp hội doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân
- Các cấp
uỷ, các tổ chức Đảng quán triệt, phổ biến sâu rộng trong đảng và nhân dân về
quan điểm, chủ trương của Đảng đối với phát triển kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN. Các cấp, các ngành chỉ đạo triển khai và kiểm
tra việc thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.
- Xây dựng
tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân; cần
chú trọng vấn đề này ngay khi doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động.
4- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Giao Sở Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương cụ thể hoá Đề án tiếp
tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế
tư nhân, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.