Kế hoạch 285/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 10/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiểu quả; Kế hoạch 07-KH/TW thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, 56/2017/QH14 về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 285/KH-UBND
Ngày ban hành 03/05/2018
Ngày có hiệu lực 03/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Đường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 285/KH-UBND

Nghệ An, ngày 03 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10/NQ-CP NGÀY 03/02/2018 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TW NGÀY 25/10/2017 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ; KẾ HOẠCH SỐ 07-KH/TW NGÀY 27/11/2017 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TW; NGHỊ QUYẾT SỐ 56/2017/QH14 NGÀY 24/11/2017 CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/2/2018 của Chính phủ; Kế hoạch số 111-KH/TU ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt nghiêm túc, đầy đủ, sâu sắc nội dung của Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội, Kế hoạch số 111-KH/TU ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

3. Đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trước mắt và lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh để triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên tục; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong thực hiện đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

a) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (Sau đây viết tắt là các cơ quan, đơn vị) phối hợp chặt chẽ với tổ chức đảng và cấp ủy cùng cấp tổ chức triển khai, nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội, Kế hoạch số 111-KH/TU ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài PTTH tỉnh, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các cơ quan, đơn vị, các cơ quan truyền thông, báo chí làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong xã hội, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

2. Về việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

a) Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:

- Nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc một cơ quan, tổ chức làm nhiều việc nhưng một việc chỉ giao cho một cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính và thực hiện phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành và giữa UBND tỉnh với UBND cấp huyện.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, Kết luận số 202-TB/TW ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng" và Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

b) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, tổng hợp kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền theo quy định (tháng 5/2018).

c) Các sở, ban, ngành có trách nhiệm:

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để khắc phục những hạn chế, vướng mắc và bảo đảm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

- Tham mưu UBND tỉnh quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy ngay sau khi có Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

d) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:

- Rà soát, tham mưu UBND tỉnh đề nghị Chính phủ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương và các vấn đề cần cụ thể hóa để quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện; quy định các nội dung phân cấp, ủy quyền về lĩnh vực tổ chức bộ máy và nhân sự giữa các cấp chính quyền từ tỉnh đến cấp huyện.

- Tham mưu cho UBND tỉnh về tiêu chí thành lập, số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của các tổ chức thuộc hệ thống tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện trong quá trình tham gia góp ý các dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó xác định khung số lượng biên chế, cấp phó các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thay thế Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

- Tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, trong đó có nội dung mở rộng đối tượng thực hiện tinh giản biên chế và phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương quyết định việc giảm biên chế và thực hiện tinh giản biên chế.

- Tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, trong đó xác định rõ tiêu chí để xác định biên chế công chức.

- Tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP theo hướng quy định khung số lượng chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, xác định rõ vị trí việc làm, tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh và cơ chế khoán kinh phí phụ cấp theo định mức cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quy định việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Tham mưu báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW, Kết luận số 202-TB/TW và Nghị định số 140/2017/NĐ-CP báo cáo Bộ Chính trị vào năm 2021.

- Tham mưu rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật; Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao, không giao biên chế.

- Thực hiện rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung khung chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Trung ương.

[...]