Kế hoạch 2826/KH-UBND năm 2016 về tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Hải Dương", giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 2826/KH-UBND
Ngày ban hành 01/11/2016
Ngày có hiệu lực 01/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2826/KH-UBND

Hải Dương, ngày 01 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG”, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Thông báo số 306-TB/TU ngày 09/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học” và Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2016 - 2020;

Trên cơ sở đề nghị của Sở GD&ĐT tại Tờ trình số 1358/TTr-SGD&ĐT ngày 21/10/2016, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Hi Dương” giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, góp phần đưa Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Phấn đấu đến năm 2020, có 20% trẻ mầm non được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ; 100% học sinh (HS) lớp 3,4,5 được học ngoại ngữ; 50% HS Tiểu học được học tin học. 99,0% HS tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) vào học trung học phổ thông (THPT), bổ túc THPT; 15% HS tốt nghiệp THCS học trung cấp. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT đạt 97-98%, HS tốt nghiệp THPT vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và du học đạt 50%; giữ vững thành tích tốp 10 tnh đầu trong cả nước về tỷ lệ HS giỏi và đỗ ĐH. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non 52%; Tiểu học 99%; THCS 53%; THPT 56%.

2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học

- Quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ nhằm phát huy thế mạnh của mỗi trưng. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thng cơ sở giáo dục ĐH, CĐ trung cấp trong đó ưu tiên tập trung cho việc nâng cấp trường trung cấp Y tế thành trường CĐ Y tế, trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch thành trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch.

- Nâng cao chất lượng đào tạo các trường CĐ nghề, trung cấp nghề và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, hướng tới đào tạo nhân lực đạt chuẩn ASEAN, đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo và nhu cầu lao động của khu vực ASEAN.

- Phấn đấu đến năm 2020, quy mô đào tạo ĐH, CĐ đạt 45.000 HS, SV, trong đó các trường địa phương đạt 18.000, các trường TW đạt 27.000, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Đảm bảo khoảng 75% tổng số lao động trong các thành phần kinh tế qua đào tạo dưới các hình thức và trình độ khác nhau; trong đó có chứng chđạt 30%.

2.3. Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có từ 10-15% có trình độ trên ĐH; nâng cao tỷ lệ cán bộ công chức sử dụng được ngoại ngữ để nâng cao hiệu quả trong công việc; 100% sử dụng thông thạo tin học trong công việc. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức xã.

2.4. Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị

Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, đồng bộ và xã hội hóa. Hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên cho 100% các trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn, phát huy vai trò của các trung tâm học tập cộng đồng trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân; đảm bảo quỹ đất theo chuẩn cho các trường và trung tâm; 60% HS, SV (có nhu cầu) được ở trong kí túc xá của trường.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nhân lực đối với sự phát triển bền vững

1.1. Tăng cường hiểu biết về việc phát triển nhân lực

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân về sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực. Làm cho mọi người thấy rõ vai trò, trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực (số lượng đông, tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp...) thành lợi thế (chủ yếu qua đào tạo), là nhiệm vụ của toàn xã hội, mang tính xã hội: của các cấp lãnh đạo, của nhà trường, của doanh nghiệp và của gia đình cũng như bản thân mỗi người lao động.

1.2. Tăng cường hiểu biết pháp luật

Đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhân lực, việc làm, giáo dục, đào tạo...; vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia đào tạo nhân lực để chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao.

1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng ngành nghề

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường. Cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của tỉnh.

1.4. Xây dựng nguồn nhân lực là nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức

Việc phát triển nhân lực là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, điều hành quản lý và thực hiện. Đặc biệt đối với các ngành Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội; Nội vụ cần bổ sung nhiệm vụ cân đối, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vào chương trình công tác hàng năm.

[...]