Kế hoạch 2920/KH-UBND năm 2018 về đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn năm 2018-2020

Số hiệu 2920/KH-UBND
Ngày ban hành 11/07/2018
Ngày có hiệu lực 11/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2920/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 11 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN NĂM 2018 - 2020

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương đảng (khóa XI) về việc “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”,

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa về giáo dục nghề nghiệp theo Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Thực hiện Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp-Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện Công văn số 786/LĐTBXH-TCGDNN ngày 02/3/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận với những nội dung cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. Thực trạng

Hiện nay, toàn tỉnh Ninh Thuận có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, 12 cơ sở công lập (6 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 6 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp), trong đó cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 01 Trường Cao đẳng nghề, 02 Trường Trung cấp và 03 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện, còn lại 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; 07 cơ sở ngoài công lập tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp phép đã xây dựng và phê duyệt 69 chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với địa phương, trong đó có 34 nghề trình độ Cao đẳng (13 nghề) và Trung cấp (20 nghề), triển khai được 49 ngành/nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn với 2 nhóm nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trên cơ sở đó các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh 13 mã ngành cao đẳng nghề, 24 mã ngành trung cấp nghề, 49 nghề đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, với quy mô đào tạo nguồn nhân lực từ 8.500 người/năm trở lên, trình độ Cao đẳng, Trung cấp nghề khoảng 1.000 người và trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên là 7.500 người.

- Đội ngũ giáo viên, giảng viên hiện nay không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Đến năm 2017 giảng viên, giáo viên của các Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp toàn tỉnh có khoảng 413 người (200 giáo viên cơ hữu và 213 giáo viên thỉnh giảng; hầu hết 100% giáo viên, giảng viên đào tạo đạt chuẩn, trong đó có 30 - 35% đạt trình độ đào tạo trên chuẩn).

- Trong giai đoạn 2010-2017 đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho 71.279 lao động. Trong đó đào tạo nghề dài hạn 7.982 lao động, đào tạo ngắn hạn 63.297 lao động, trong đó: Đào tạo nghề ngắn hạn, thường xuyên khác 36.382 lao động, đào tạo nghề lao động nông thôn 26.915 người, từng bước đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Riêng trong năm 2017 đã tuyển mới và đào tạo nghề cho 9.175 lao động. Trong đó đào tạo nghề dài hạn 1.311 lao động, đào tạo ngắn hạn 7.864 lao động, trong đó: Đào tạo nghề ngắn hạn, thường xuyên khác 5.123 lao động, đào tạo nghề lao động nông thôn 2.741 người.

2. Những thuận lợi khó khăn:

2.1. Thuận lợi

- Tay nghề của đội ngũ nhà giáo ngày càng được chuẩn hóa và nâng cao đòi hỏi đủ các tiêu chuẩn để thực hiện dạy nghề góp phần trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp Y tế Ninh Thuận thực hiện việc kiểm định và tự kiểm định chất lượng đào tạo thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thực cũng đã từng bước thực hiện đánh giá kiểm định và tự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định.

- Giáo dục nghề nghiệp từng bước được đa dạng hóa ngành nghề, gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động; đào tạo nghề với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động từ các ngành có thu nhập thấp, bấp bênh sang các ngành có thu nhập cao, ổn định; theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong các khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ. Các cơ sở dạy nghề đã chủ động kết nối, gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thực hành tại các doanh nghiệp, giúp học viên tiếp cận với công nghệ, điều kiện làm việc thực tiễn, khỏi bỡ ngỡ khi ra trường.

2.2. Những khó khăn vướng mắc:

- Chất lượng nguồn nhân lực, trang thiết bị đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đảm bảo đạt tiêu chuẩn để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Cơ cấu ngành nghề vẫn chưa thật phù hợp với định hướng nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh, chưa gắn với xuất khẩu lao động. Ngoài những nghề thu hút được người học thì một số nghề không thể tuyển sinh nhằm thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề. Hầu hết các địa phương đều khó khăn trong vận động lao động nông thôn đăng ký tham gia học nghề, kể cả đối với các trường hợp đã đăng ký từ đầu năm nhưng đến khi mở lớp thì lao động nông thôn lại không tham gia.

- Việc tổ chức tư vấn tuyển sinh học nghề, hỗ trợ học viên, sinh viên sau học nghề tìm kiếm việc làm và có việc làm ổn định bền vững chưa được quan tâm đúng mức. Công tác phổ biến, tuyên truyền về đào tạo nghề của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức; công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học nghề còn nhiều hạn chế, nhất là chưa thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đối với các hệ giáo dục - đào tạo - dạy nghề trong khi tư tưởng trọng bằng cấp của xã hội, phụ huynh và học sinh còn lớn, làm ảnh hưởng đáng kể đến công tác tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề. Nhiều lao động tham gia học nhưng không theo trọn khóa, không dự thi hết khóa nên chưa đánh giá đầy đủ chất lượng. Việc tư vấn, hỗ trợ lao động nông thôn sau học nghề được vay vốn, hình thành các tổ, nhóm sản xuất, hỗ trợ tìm kiếm thị trường chưa được nhiều.

3. Nguyên nhân khó khăn vướng mắc và tồn tại:

- Do thiếu đội ngũ giảng viên, giáo viên trình độ cao, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định; nội dung chương trình đào tạo chưa thường xuyên cập nhật đáp ứng sự thay đổi của khoa học-công nghệ; cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, giáo trình còn lạc hậu. Phương pháp giảng dạy và học tập lạc hậu, cũng như ý chí và quyết tâm vươn lên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của một số giáo viên, giảng viên hiện nay còn hạn chế.

- Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hút lao động lớn trên địa bàn tỉnh ít. Đồng thời chưa có chế tài bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng lao động qua đào tạo nên rất ít doanh nghiệp tham gia tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề. Chưa khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp thông qua chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động (quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp).

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Hỗ trợ phát triển, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; tạo việc làm bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; thúc đẩy việc làm bền vững gắn với tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho lực lượng lao động có tay nghề cao.

- Triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao, có khả năng vận dụng, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn đạt hiệu quả, chất lượng cao.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ