Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Kế hoạch 282/KH-UBND năm 2021 về tổ chức phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI

Số hiệu 282/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2021
Ngày có hiệu lực 07/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 282/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 09 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM (2021 - 2025) THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVI

Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54/NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 18/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021 - 2025 với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững”.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, vượt khó, lao động sáng tạo của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi và rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh, tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.

b) Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng các điển hình tiên tiến, phát huy các sáng kiến, mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo và có hiệu quả. Từ đó tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa, chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và các tầng lớp nhân dân để tiếp tục phấn đấu, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

2. Yêu cầu:

a) Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng. Các phong trào thi đua phải được tổ chức thường xuyên, liên tục, sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, địa phương, gắn với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình trọng điểm của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể.

b) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành bám sát thực tế cụ thể hóa những chủ trương, biện pháp tích cực để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; đưa phong trào thi đua yêu nước của tỉnh lên một tầm cao mới, phấn đấu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn 2021-2025 trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quang, thân thiện môi trường và thông minh.

c) Thực hiện thắng lợi 13 nhiệm vụ, 06 chương trình trọng điểm và 04 nhóm giải pháp đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI đã đề ra.

d) Tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 ca Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tư tưởng và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và việc làm thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân; tạo thành cao trào hành động cách mạng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid- 19 hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân.

II. MỤC TIÊU THI ĐUA

1. Mục tiêu chung:

a) Tiếp tục đổi mới phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quang, thân thiện môi trường và thông minh.

b) Tập trung cụ thể hóa và thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển quê hương, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nền văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo cho việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ; cải thiện toàn diện đời sống nhân dân, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung bộ; hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân tăng 7,8-8,5%; đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt trên mức bình quân chung của cả nước từ 3500-4000 USD/năm; cơ cấu GRDP: du lịch dịch vụ 53-54%, công nghiệp, xây dựng 31-32%, nông nghiệp 7-9%; thu ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân 12-13%/năm, phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10-12%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 12%/năm. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 đạt 87% (trong đó, 20% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao), ít nhất 01 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

b) Về văn hóa - xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đến năm 2025 còn 2-2,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 70-75%; Giải quyết việc làm mới từ 16.500-17.000 lao động/năm; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 95%; có 13-14 bác sỹ/1 vạn dân và 58-60 giường bệnh/1 vạn dân.

c) Về môi trường: Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đến năm 2025 đạt 100%. Khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 56-57%.

d) Về quốc phòng - an ninh: 100% xã, phường, thị trấn đạt cơ sở vững mạnh toàn diện.

đ) Về xây dựng Đảng: Phấn đấu 70-80% trưởng các tổ dân phố, thôn là đảng viên. Phấn đấu bình quân hàng năm kết nạp từ 1.700-2.000 đảng viên.

III. NỘI DUNG THI ĐUA

1. Thi đua thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực kinh tế:

a) Thi đua thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giai đoạn 2021 - 2025. Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, quan tâm đầu tư hạ tầng du lịch, nhất là du lịch biển, du lịch sinh thái, hình thành các khu đô thị du lịch khu vực, kết nối với các di tích văn hóa, lịch sử.

b) Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất”, phong trào thi đua nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bám sát mục tiêu định hướng phát trin kinh tế - xã hội, gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, tập trung đổi mới công nghệ, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế.

c) Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thực hiện các giải pháp duy trì và nâng cao xếp hạng các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index. Triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở ngành và địa phương cấp huyện (DDCI). Thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án đầu tư đang triển khai đầu tư.

d) Tăng cường công tác thu hút đầu tư, hỗ trợ thủ tục, đôn đốc tiến độ triển khai và kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ. Rà soát, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ thông tin đối với các dự án kêu gọi đầu tư. Xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ, y tế, trong đó có một số dự án có quy mô lớn.

[...]