Chỉ thị 01/CT-UBND về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 01/CT-UBND
Ngày ban hành 11/01/2022
Ngày có hiệu lực 11/01/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Phan Văn Mãi
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ H CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm phục hồi kinh tế - xã hội sau tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, kiến tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình hình quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Nhân dân. Điều kiện tiên quyết để phục hồi nền kinh tế là kiểm soát tốt dịch COVID-19.

Thành phố có đủ điều kiện để từng bước mở cửa, khôi phục kinh tế trong năm 2022 khi tỷ lệ người dân đã tiêm vắc-xin cao; thành phố Thủ Đức và 21/21 quận, huyện đã cơ bản kiểm soát được dịch, đạt tỷ lệ 100%; độ phủ vắc-xin của các tỉnh/thành phố trong Vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã được nâng lên đáng kể, tạo điều kiện cho việc giao thương, phân phối sản phẩm giữa các vùng, miền được thông suốt, về ngân sách, Quốc hội thông qua tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia của ngân sách Thành phố năm 2022 tăng từ 18% lên 21%, tạo tiền đề và nguồn lực để Thành phố phát triển. Trong bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Kết luận số 221-KL/TU ngày 06 tháng 1 năm 2021 của Thành ủy về kinh tế - xã hội năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022, Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Nghị quyết số 117/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2022, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố năm 2022 ngay từ tháng đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thu Đức và các quận, huyện, các doanh nghiệp thuộc Thành phố khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

I. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

- Triển khai chiến lược tổng thvề phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ phù hợp với thực tiễn của Thành phố. Triển khai thực hiện chiến lược y tế trên địa bàn Thành phố với 06 giải pháp trọng tâm: (a) Bao phủ vc xin phòng COVID-19 đến từng người dân Thành phố; (b) Kiểm soát, cảnh báo dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới; (c) Quản lý và chăm sóc F0 tại nhà; (d) Điều trị F0 tại các bệnh viện; (đ) Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong PCD; (e) Nâng cao năng lực PCD, nhất là củng cố năng lực hệ thống y tế cơ sở.

- Thực hiện nhất quán phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong giai đoạn “bình thường mới” gn với các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, lâu dài và bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch. Chủ động xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch; tập trung giám sát và xây dựng các phương án xử lý hiệu quả đối với biến chủng mới Omicron. Chủ động chuẩn bị nguồn lực để nhập khẩu vắc xin, thuốc, vật tư y tế cho năm 2022 và những năm tiếp theo.

- Xây dựng cơ chế kiểm soát, cnh báo dịch bệnh; nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng; phát huy hiệu quả hoạt động Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, vai trò của đội phản ứng nhanh, tổ COVID-19 cộng đồng và lực lượng hành nghề y dược tư nhân. Nâng cao năng lực qun trị xã hội, quản lý nhà nước và xử lý tình huống của cán bộ các cấp.

- Từng sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch phòng chống, kiểm soát, thích ứng với dịch bệnh. Đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch trong các hoạt động theo các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các Bộ tiêu chí. Xây dựng cơ chế giãn cách riêng đối với các khu chế xuất - khu công nghiệp và khu công nghệ cao, các khu vực là động lực của tăng trưởng kinh tế.

- Xây dựng, triển khai kế hoạch tiêm vắc-xin mũi 1 và mũi 2 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên; tiêm mũi tăng cường cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm khoa học, hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động của ngành y tế, triển khai bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử, xây dựng dữ liệu lớn về sức khỏe của người dân Thành phố. Rà soát, sắp xếp, bổ sung nguồn lực cho công tác y tế trường học.

- Chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách toàn diện theo hướng chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho các nhóm đối tượng bị tác động hoặc có nguy cơ tác động cao. Phát huy các mô hình cung cấp dịch vụ sức khỏe thể chất và tinh thần đang có để có định hướng phù hợp với chính sách chung của Thành phố. Tăng cường phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong mua sm trang thiết bị y tế, vật tư, thuốc, sinh phẩm, vắc xin liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

2. Về phục hồi kinh tế

2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh và sớm triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; khôi phục những gãy đổ chuỗi sản xuất, cung ứng, giúp những doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, nhất là nhóm ngành du lịch bị gãy đ nghiêm trọng; trong đó tập trung:

- Htrợ tín dụng: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình bình ổn giá; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động: Triển khai chính sách hỗ trợ về gia hạn thời hạn nộp thuế; thủ tục thực hiện đơn giản, giải quyết nhanh và kịp thời. Phát huy hiệu quả tcông tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ngành Hải quan Thành phố. Triển khai chính sách hỗ trợ lãi vay theo Chương trình kích cu đầu tư của Thành phố.

- Hỗ trợ mở rộng thị trường: Thường xuyên trao đổi, tiếp nhận ý kiến cúa các hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tổ chức phổ biến các hiệp định thương mại tự do (FTA) cho cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng các cơ hội xuất khẩu. Chuẩn bị tạo mặt bằng sạch, nguồn cung lao động, hạ tầng kết nối, đy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động cho các dự án đầu tư trong nước.

- Hỗ trợ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực: Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin - điện tử - bưu chính - vin thông đẩy mạnh chuyn đi số, phát triển mở rộng mạng lưới, hạ tầng và dịch vụ công nghệ thông tin - truyền thông, bưu chính chuyển phát để phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

2.2. Triển khai các chương trình phát triển kinh tế

- Về dịch vụ: Tập trung giải pháp phục hồi ngành thương nghiệp bán buôn - bán lẻ, ngành vận tải - kho vận, ngành lưu trú - ăn uống, ngành kinh doanh bất động sản; trong đó, tập trung triển khai Kế hoạch phục hồi ngành du lịch, Đề án phát triển ngành logistics, Đề án phát triển thương mại điện tử; hoàn thành pháp lý trung tâm tài chính quốc tế. Trước mt, đảm bảo cung hàng và phục hi các dịch vụ dịp Tết Nguyên Đán. Hoàn thiện chính sách phát triển các sản phẩm chủ lực, có thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh. Xem xét thí điểm triển khai mô hình vận hành, giải pháp tổ chức hoạt động theo hướng chuyn đi số đối với hệ thống chợ đầu mối, chợ truyền thống. Tiếp tục phát triển xuất khu theo mô hình vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khu. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại theo phương thức trực tiếp kết hp trực tuyến.

- Về công nghiệp: Phục hồi sản xuất, chui cung ứng, chui giá trị bị đứt gãy; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất nhập khu nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế. Tập trung kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp và các dự án có vn FDI. Tiếp tục triển khai 03 chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm các ngành: khí - tự động hóa, cao su - nhựa, chế biến thực phẩm. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp, hoàn thiện pháp lý Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao và các khu công nghiệp chuyên đ(cơ khí, dược, công nghệ thông tin, chế biến lương thực thực phẩm,...) nghiên cứu xây dựng đề án tái cơ cấu, chuyển đổi công nghệ - nâng cao năng sut các khu công nghiệp.

- Về nông nghiệp: Phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng đảm bảo an toàn. Đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Phát triển sản xuất kết hợp du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn; hình thành các cơ sở giết mchuyên nghiệp hiện đại, bảo vệ môi trường.

- Về phát triển khoa học - công nghệ và đi mới sáng tạo thực sự là động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội: Tập trung tái cấu trúc các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho các chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Xây dựng các giải pháp cụ thể, tập trung nguồn lực khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề cấp thiết của ngành y tế, giáo dục và quản trị trong khu vực công của Thành phố. Thực hiện có hiệu quả “Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025”, trọng tâm là: hình thành Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo nhằm chuyển giao công nghệ, thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh và quản trị Thành phố; đưa vào vận hành Trung tâm khởi nghiệp đi mới sáng tạo, hình thành mạng lưới các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp làm nền tảng kết nối, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Thành phố. Nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù đtạo sự đột phá, huy động và phát huy tối đa các nguồn lực xã hội trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân: Tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật còn chồng chéo. Nghiên cứu đề xuất các cơ chế thu hút đầu tư tư nhân thông qua các hình thức xã hội hóa, hợp tác công tư, thu hút lượng kiu hi đầu tư phát triển Thành phố; xây dựng đề án thí điểm chính sách, mô hình nhằm huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển (sandbox). Nâng cao trách nhiệm, đy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công.

3. Nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị

- Triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính trong các lĩnh vực cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử và hoạt động chỉ đạo, điều hành về công tác cải cách hành chính.

- Hoàn thành Đề án phân cấp, ủy quyền cho thành phố Thủ Đức và trình cấp có thẩm quyền ban hành Đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thủ Đức. Đảm bảo tiến độ xây dựng và triển khai Đề án chuyn một số huyện thành quận hoặc thành phố. Triển khai Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cho Thành phố. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Thành phố ban hành liên quan đến công tác sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đxây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù về biên chế, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo mô hình chính quyền đô thị.

[...]