Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 2819/KH-SNN năm 2015 về tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2020 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 2819/KH-SNN
Ngày ban hành 17/12/2015
Ngày có hiệu lực 17/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Lê Tiến Thắng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2819/KH-SNN

Tuyên Quang, ngày 17 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC THỦY LỢI TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. THỰC TRẠNG THỦY LỢI TỈNH TUYÊN QUANG:

1. Thực trạng hệ thống thủy lợi và công tác quản lý khai thác:

1.1- Thực trạng hệ thống thủy lợi:

Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 2.700 công trình thủy lợi có diện tích tưới từ 1 ha trở lên và trên 3.400 km kênh chính + kênh nhánh (2.100km kênh đã kiên cvà 1.300km kênh đất), hầu hết các công trình thủy lợi của tỉnh thiết kế với nhiệm vụ chủ yếu là cấp nước tưới cho lúa. Năm 2015, các công trình thủy lợi đảm bảo tưới chắc cho 36.809ha/44.541ha lúa vụ đông xuân và vụ mùa, tỷ lệ tưới chắc bình quân cả năm ước đạt 82,64% diện tích gieo cấy theo kế hoạch.

Các công trình thủy lợi của tỉnh số lượng tuy nhiều nhưng quy mô và diện tích tưới nhỏ, chủ yếu là công trình cấp IV. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng đã lâu (từ trước năm 1980), qua thời gian dài khai thác và sử dụng, đến nay đã bị hư hỏng, xung cấp. Hàng năm, ngoài phần kinh phí do Trung ương hỗ trợ, tỉnh Tuyên Quang đã dành một phần kinh phí để duy tu, sửa chữa, nâng cấp, nhưng do số lượng công trình bị hư hỏng nhiu nên chưa đáp ứng được nhu cầu kinh phí để khắc phục, sửa chữa.

Hệ thống kênh tưới của các công trình thủy lợi của tỉnh phân tán, nhỏ lẻ, các tuyến kênh chủ yếu đi qua các khu vực có địa hình, địa chất phức tạp nên khó quản lý, vận hành; nhiu tuyên kênh đi qua đồi núi, qua khu dân cư nên thường xuyên bị sạt lở gây bi lp lòng kênh và rò rỉ mất nước, làm giảm hiệu ích tưới.

1.2- Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi:

Công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của tỉnh hiện đang tổ chức thực hiện theo mô hình quản lý có sự tham gia của người dân. Tính đến nay toàn tính hiện nay có 147 Ban quản lý công trình thủy lợi được phân cấp quản lý theo quy mô, phạm vi phục vụ tưới của hệ thống công trình. Trong đó: cấp tỉnh có 01 Ban, cấp cơ sở có 146 Ban (03 Ban quản lý công trình thủy lợi liên xã và 143 quản lý công trình thủy lợi xã, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp).

Nhìn chung, với mô hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi như hiện nay đã tương đối phù hợp với quy mô, nhiệm vụ, tính chất kthuật và phạm vi quản lý hành chính liên quan đến công trình; phù hợp với việc củng cố đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã Nông lâm nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay mô hình này còn gắn liền với việc thực hiện chính sách min, giảm thủy lợi phí; nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ được cấp trực tiếp cho các Ban quản lý khai thác công trình cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các Ban quản lý duy trì hoạt động, thực hiện tốt công tác quản lý, duy tu, sửa chữa công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi ở một số địa phương vẫn còn nhiều lỏng lẻo, trình độ về chuyên môn của cán bộ quản lý khai thác tương đi thp, không đồng đều. Toàn tỉnh hiện có trên 600 cán bộ, nhân viên tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Trong đó: Trình độ đại học và trên đại học trên 110 người (chiếm trên 18%) cao đẳng, trung cấp trên 250 người (chiếm trên 41%), sơ cấp trên 60 người (chiếm trên 10%), chưa qua đào tạo chuyên ngành trên 180 người (chiếm trên 30%).

2. Thực trạng công trình cấp nước sinh hoạt:

Đến hết năm 2014, toàn tỉnh Tuyên Quang có 366 công trình cung cấp nước vệ sinh môi trường nông thôn. Trong đó theo đánh giá, hiện có 92 công trình hoạt động bền vững, 126 công trình hoạt động bình thường, 80 công trình hoạt động kém và 68 công trình không hoạt động; Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh là 71,5% trong đó có 47% được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

3. ng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay chưa thực hiện ứng dụng phát triển các giải pháp công nghệ thực hiện tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trng và công ngh tiên tiến ứng dụng trong thiết kế xây dựng các công trình thy lợi. Hiện nay đang thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho 5,8ha mía của 28 hộ gia đình trên địa bàn xã Bình Xa, huyện Hàm Yên với tng kinh phí 960.619.000 đồng (trong đó Ngân sách nhà nước hỗ trợ là 666.436.000 đng). Dự kiến mô hình sẽ hoàn thành nghiệm thu bàn giao cho địa phương quản lý vận hành vào quý IV/2015, thành công của mô hình sẽ được đề xuất áp dng nhân rộng trong toàn tỉnh.

II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 phê duyệt định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngay 10/6/2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành chương trình hành đng thực hiện Đề án “Tái cơ cu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bn vững”; Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi”; Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014 ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi; Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi; Quyết định số 785/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi; Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/5/2015 ban hành Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ Tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi;

Căn cứ Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020; Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 09/9/2013 phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang Quyết định phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Xác định được các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi, Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi; Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ Tái cơ cấu lĩnh vực Thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.

2. Yêu cầu:

- Bám sát nội dung và triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành và Kế hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Trong đó ưu tiên tập trung phục vụ ngành Trồng trọt và Thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.

- Tchức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này đến các cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nhm nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thực hiện trên các lĩnh vực và xác định rõ thời gian hoàn thành, làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.

[...]