Quyết định 785/QĐ-BNN-TCTL năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 785/QĐ-BNN-TCTL |
Ngày ban hành | 21/04/2014 |
Ngày có hiệu lực | 21/04/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Cao Đức Phát |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 785/QĐ-BNN-TCTL |
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HIỆN CÓ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 785/QĐ-BNN-TCTL
ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có với các nội dung chính như sau:
Bảo đảm sự thống nhất trong hành động, phát huy tối đa vai trò và nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có, phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế và ngành nông nghiệp nhằm:
(1) Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, phục vụ nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và hiện đại, bảo đảm an toàn công trình, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
(2) Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp có tưới theo hướng hiện đại, ưu tiên cho các cây trồng cạn chủ lực, phát triển thủy sản bền vững;
(3) Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ có thu từ công trình thủy lợi, phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của công trình thủy lợi hiện có, đảm bảo tài chính bền vững cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước, tạo động lực nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
(1) Với hệ thống thủy lợi nội đồng tưới lúa
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, gắn với xây dựng đường giao thông nội đồng, dồn điền, đổi thửa, san phẳng đồng ruộng, phục vụ sản xuất theo quy mô lớn đảm bảo đến năm 2020 có 30% diện tích canh tác lúa được thực hiện các phương thức canh tác tiên tiến (SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, Nông - Lộ - Phơi) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến năm 2017 có trên 50%, năm 2020 có trên 85% tổ chức thủy nông cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi.
(2) Tưới cho cây trồng cạn
Áp dụng các hệ thống giải pháp đồng bộ để triển khai trên diện rộng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực có thị trường (cà phê, hồ tiêu, điều, mía, chè, cây ăn quả, rau, hoa) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 785/QĐ-BNN-TCTL |
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HIỆN CÓ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 785/QĐ-BNN-TCTL
ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có với các nội dung chính như sau:
Bảo đảm sự thống nhất trong hành động, phát huy tối đa vai trò và nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có, phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế và ngành nông nghiệp nhằm:
(1) Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, phục vụ nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và hiện đại, bảo đảm an toàn công trình, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
(2) Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp có tưới theo hướng hiện đại, ưu tiên cho các cây trồng cạn chủ lực, phát triển thủy sản bền vững;
(3) Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ có thu từ công trình thủy lợi, phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của công trình thủy lợi hiện có, đảm bảo tài chính bền vững cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước, tạo động lực nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
(1) Với hệ thống thủy lợi nội đồng tưới lúa
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, gắn với xây dựng đường giao thông nội đồng, dồn điền, đổi thửa, san phẳng đồng ruộng, phục vụ sản xuất theo quy mô lớn đảm bảo đến năm 2020 có 30% diện tích canh tác lúa được thực hiện các phương thức canh tác tiên tiến (SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, Nông - Lộ - Phơi) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến năm 2017 có trên 50%, năm 2020 có trên 85% tổ chức thủy nông cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi.
(2) Tưới cho cây trồng cạn
Áp dụng các hệ thống giải pháp đồng bộ để triển khai trên diện rộng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực có thị trường (cà phê, hồ tiêu, điều, mía, chè, cây ăn quả, rau, hoa) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Phát triển công nghệ sản xuất thiết bị phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Đến năm 2017 có 200.000 ha, năm 2020 có 500.000 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (cà phê, hồ tiêu, điều, mía, chè, cây ăn quả, rau, hoa) được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
(3) Với hệ thống thủy lợi vừa và lớn do các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi
Nâng cấp bảo đảm an toàn, hoàn thiện hệ thống và các trang thiết bị quan trắc, công nghệ để nâng cao năng lực dự báo úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn, v.v…, tăng cường năng lực điều hành hệ thống thủy lợi.
Củng cố các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi: Nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới cơ chế vận hành, mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ có thu, ưu tiên cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng nguồn thu và giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống, từng bước hiện đại hóa, chống xuống cấp công trình.
Đến năm 2017 có 50%, đến năm 2020 có 100% các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi hoạt động theo phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu quản lý khai thác.
(4) Thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản
Áp dụng các giải pháp nuôi tiết kiệm nước và có xử lý nước đảm bảo môi trường nước cho các khu vực nuôi thủy sản tập trung, nuôi công nghiệp (trọng tâm là tôm nước lợ và cá da trơn).
Xây dựng hệ thống thủy lợi chủ động cấp nước (mặn, ngọt) ở khu vực ven biển gắn với tổ chức lại sản xuất, bảo đảm nguồn nước sạch để nuôi theo quy trình công nghệ tiên tiến, ưu tiên ở khu vực Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Nội dung các giải pháp chính
2.1. Điều chỉnh nhiệm vụ của các hệ thống công trình thủy lợi
a) Đánh giá hệ thống công trình thủy lợi
Nội dung đánh giá gồm: Cơ sở hạ tầng, phương thức tổ chức quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, hiện trạng và khả năng mở rộng cung cấp dịch vụ. Đổi mới phương pháp điều tra cơ bản, sử dụng bộ công cụ đánh giá Rap/Masscote.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy lợi) thực hiện đánh giá mẫu ở một số hệ thống công trình thủy lợi lớn, đại diện cho các vùng, miền và loại hình công trình thủy lợi; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu ngành và hướng dẫn các địa phương đánh giá. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi đánh giá trên phạm vi do địa phương quản lý.
Kế hoạch đến năm 2015, rà soát 110 hệ thống thủy lợi lớn, đến năm 2017 rà soát xong 794 các hệ thống thủy lợi vừa, từ năm 2018 đến 2020, tiếp tục đánh giá toàn bộ các hệ thống công trình thủy lợi trên phạm vi toàn quốc.
Từ kết quả đánh giá, căn cứ vào Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy lợi và Đề án quy hoạch phát triển sản xuất của từng địa phương, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng để điều chỉnh nhiệm vụ của hệ thống.
b) Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản
Đối với khu vực duyên hải miền Trung: Xây dựng các hồ chứa trên các lưu vực sông để góp phần chống lũ và trữ nước cho mùa khô; liên kết các hồ chứa, tận dụng nguồn nước từ chuyển nước lưu vực sông Đồng Nai qua thủy điện Đại Ninh, sông Hinh, Đa Nhim, Kanak-An Khê, Hàm Thuận - Đa Mi, v.v... để tiếp nguồn nước cho các lưu vực sông. Nghiên cứu đầu tư theo phương thức hợp tác công-tư để dẫn và cung cấp nước cho khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển. Tổ chức lại sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp, nuôi tiết kiệm nước và xử lý nước.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Rà soát quy hoạch thủy lợi cho thủy sản, khắc phục nguy cơ lây truyền dịch bệnh qua nguồn nước, tăng cường kiểm soát chất lượng nước. Đề xuất các giải pháp cung cấp nước mặn, ngọt chủ động, đảm bảo chất lượng nước cho khu vực nuôi công nghiệp, trọng tâm cho cá da trơn, nuôi tôm nước lợ.
c) Rà soát quy hoạch thủy lợi cho cây trồng cạn chủ lực
Tiếp tục rà soát, đề xuất giải pháp cấp nước tưới cho các cây trồng cạn có quy mô sản xuất lớn, như: cà phê ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Bắc; cây điều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ; hồ tiêu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Bắc Trung Bộ; chè ở trung du Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên; nghiên cứu tưới cho cây cao su ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước; cây mía ở trung du Miền núi phía Bắc, duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; các loại cây ăn quả.
d) Rà soát an toàn đập
Điều chỉnh, bổ sung Chương trình an toàn hồ chứa, rà soát các công trình hồ đập hư hỏng, xuống cấp để sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn; kiểm định đập, đánh giá lại khả năng xả lũ có xét đến biến đổi khí hậu và phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, từng bước nâng mức đảm bảo theo chuẩn mực quốc tế cho hồ chứa lớn; tăng cường năng lực dự báo lũ và từng bước vận hành thời gian thực cho hồ chứa lớn; tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu trong trường hợp xả lũ khẩn cấp.
2.2. Hoàn thiện thể chế, chính sách
2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế
- Xây dựng Luật Thủy lợi, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới thể chế quản lý khai thác công trình thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường và các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
- Sửa đổi, thay thế Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức trong quản lý an toàn đập.
- Rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi, chú trọng vận dụng các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường trong quản lý khai thác, nâng cao vai trò chủ thể của nhân dân và các bên có liên quan trong thủy lợi. Cụ thể:
+ Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về đặt hàng, đấu thầu, bao gồm cả hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá quản lý khai thác công trình thủy lợi để chuyển đổi hình thức hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác từ giao kế hoạch sang đặt hàng.
+ Sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý tài chính cho các tổ chức quản lý khai thác (gồm cả Tổ chức Hợp tác dùng nước) theo hướng áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đẩy mạnh cơ chế khoán, đảm bảo tài chính bền vững (sửa đổi Thông tư số 11/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư số 75/2004/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy, nhân rộng các hoạt động khai thác tổng hợp, cung cấp các dịch vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, các giải pháp tưới phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nhằm tăng nguồn thu, nâng cao tính tự chủ, bền vững về tài chính, tạo động lực để thu hút nguồn nhân lực.
+ Nghiên cứu hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, từ hệ thống liên tỉnh đến các hệ thống liên huyện, liên xã và tổ chức thủy nông cơ sở (Hợp tác xã, Tổ hợp tác dùng nước) gắn với xây dựng nông thôn mới. Tách bạch chức năng quản lý nhà nước, quản lý khai thác công trình thủy lợi.
+ Xây dựng cơ chế để nâng cao tính tự nguyện, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi.
+ Nghiên cứu, ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, tư nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi.
2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách
Ngoài các chính sách hiện hành về thủy lợi, để công tác thủy lợi đáp ứng phát triển nền nông nghiệp có tưới theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cần nghiên cứu để có một số chính sách như sau:
a) Chính sách khuyến khích đầu tư công - tư
Chuyển dịch vai trò của nhà nước từ cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang xây dựng khung pháp lý, chính sách hỗ trợ, điều phối, giám sát thực hiện, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả vốn đầu tư công. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy đầu tư công - tư trong các hoạt động sau:
- Tiếp tục nghiên cứu các chính sách để phát triển trạm bơm điện cho vùng đồng bằng sông Cửu Long; chính sách để quản lý, nạo vét hệ thống công trình thủy lợi cho vùng đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách để thúc đẩy xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách để đẩy mạnh áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, xây dựng nhà lưới, nhà kính.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách để khai thác các hệ thống nước áp lực, kết hợp trữ và tưới tiết kiệm nước để cung cấp nước cho sinh hoạt, cho trồng trọt ở khu vực miền núi.
b) Hệ thống chính sách để củng cố, phát triển tổ chức thủy nông cơ sở
- Ngoài những chính sách đã được quy định trong Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012 và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã cho các tổ chức của người dân và người trực tiếp sản xuất, cần đề xuất chính sách đặc thù, phù hợp với từng loại tổ chức, vùng, miền, hỗ trợ cho các loại hình tổ chức quản lý thủy nông cơ sở:
+ Chính sách hỗ trợ để thành lập, củng cố và ổn định tổ chức;
+ Hỗ trợ đào tạo kiến thức cho cán bộ quản lý và thành viên Tổ chức dùng nước (bao gồm cả quản lý và khoa học công nghệ);
+ Hỗ trợ tổ chức thủy nông cơ sở có thể cung cấp các dịch vụ, như: cung cấp nước sạch, cung cấp dịch vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, xây dựng nhà lưới, nhà kính, sản xuất các cấu kiện, thiết bị cho kiên cố hóa kênh mương;
+ Hỗ trợ thiết bị, công nghệ để chế tạo cấu kiện cho kiên cố hóa kênh mương, v.v...;
+ Hỗ trợ lồng ghép hoạt động của tổ chức thủy nông cơ sở với các hoạt động cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, liên kết nông dân với các tổ chức kinh tế, xã hội (nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - ngân hàng - nhà nước) theo hướng hợp tác cùng có lợi, tăng giá trị chuỗi sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với cơ chế thị trường.
- Chính sách thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng:
+ Đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế mẫu hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, hướng dẫn thực hiện;
+ Chính sách hỗ trợ tín dụng, ưu đãi thuế, khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức thủy nông cơ sở sản xuất các cấu kiện, thiết bị công nghệ cho kiên cố hóa kênh mương, nhà lưới, nhà kính, v.v...
c) Chính sách để triển khai diện rộng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở khu vực cần ưu tiên (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung, Miền núi phía Bắc, v.v...) cho các loại cây trồng cạn chủ lực (cà phê, hồ tiêu, mía, chè, cây điều, cây ăn quả, rau, hoa, dược liệu), tăng cường đào tạo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thiết kế mẫu, đào tạo lắp đặt, sử dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, làm nhà lưới, nhà kính, v.v..
- Chính sách về vay vốn ưu đãi cho hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp để áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, cá nhân (tín dụng ưu đãi, thuế, các chính sách khác) để sản xuất, cung ứng các vật tư thiết bị, cấu kiện, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính;
- Chính sách khuyến khích phát triển mạng lưới cung ứng thiết bị, vật tư, gắn với khuyến nông.
2.3. Củng cố cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa
a) Tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp để hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi hiện có, đặc biệt là hệ thống đã có công trình đầu mối, thiếu kênh mương các cấp và kênh nội đồng để có thể áp dụng phương thức canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả công trình. Cụ thể là:
- Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến cho lúa và công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực đang có thị trường.
- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, ưu tiên đối với dự án nuôi trồng thủy sản, cấp nước tưới cho cây trồng cạn chủ lực đang có thị trường, tưới cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, v.v....
- Sửa chữa, nâng cấp các đập bị hư hỏng đảm bảo an toàn công trình đầu mối và vùng hạ du.
- Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo, cảnh báo sớm phục vụ quản lý và chỉ đạo điều hành phòng, chống úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và vận hành công trình.
- Xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
b) Thúc đẩy các dự án đầu tư công - tư thông qua rà soát, phân loại dự án đầu tư, như: Các dự án xây dựng hồ chứa và hệ thống dẫn nước, cung cấp nước cho công nghiệp, dịch vụ, kết hợp cung cấp nước cho thủy sản, nông nghiệp có giá trị cao; phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi, như: Trạm bơm điện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống thủy lợi nội đồng; khai thác nguồn nước kết hợp phát điện ở khu vực Miền núi phía Bắc; các dự án cấp nước cho thủy sản, v.v...
2.4. Áp dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế
2.4.1. Áp dụng khoa học công nghệ
a) Đổi mới phương pháp chuyển giao công nghệ và nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển, lấy chủ thể là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng công nghệ, nhà nước hỗ trợ cho liên kết giữa cơ quan khoa học, các doanh nghiệp và tổ chức của người dân.
b) Xác định các nhiệm vụ khoa học trọng tâm trong quản lý khai thác, thực hiện các giải pháp đồng bộ để áp dụng hiệu quả trên diện rộng trong thời gian trước mắt và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Tập trung chủ yếu như sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, luận cứ để hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để: thúc đẩy phát triển thủy lợi hiệu quả bền vững; huy động nguồn lực thông qua hợp tác công - tư, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và đẩy mạnh xã hội hóa trong quản lý khai thác; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm về lũ, hạn, mặn, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn thiết kế phục vụ hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất, chế tạo cấu kiện, thiết bị cho xây dựng thủy lợi gắn với giao thông nội đồng để có thể áp dụng phương pháp canh tác nông nghiệp tiên tiến, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch tái cơ cấu của từng vùng, từng hệ thống.
- Nghiên cứu chế độ mưa, dòng chảy để nâng cao chất lượng xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, vận hành hồ chứa trong các tình huống khẩn cấp.
- Nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn, tác động của phát triển kinh tế - xã hội khu vực hạ du tới hệ thống thủy lợi, đề xuất giải pháp quản lý vận hành công trình thủy lợi phù hợp.
- Hướng dẫn các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở, người dân phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp các biện pháp canh tác khoa học, phục vụ mô hình “Cánh đồng lớn” trong sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức thủy nông cơ sở phù hợp với từng vùng, miền và giải pháp để phát triển bền vững, hiệu quả.
- Nghiên cứu cơ chế tài chính bền vững trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản (hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản - RAS).
c) Xây dựng một số mô hình trình diễn đổi mới một số nội dung, phương thức trong quản lý khai thác và hoạt động thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp:
- Mô hình Hội đồng quản lý hệ thống công trình thủy lợi thực hiện chức năng đặt hàng, đấu thầu và mô hình đổi mới phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ miễn, giảm thủy lợi phí.
- Mô hình hoàn thiện tổ chức và cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng để phục vụ phương thức canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Mô hình thủy lợi tiên tiến đáp ứng phát triển nền nông nghiệp có tưới, canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
2.4.2. Tăng cường hợp tác quốc tế về thủy lợi: Thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác:
- Mô hình tổ chức quản lý vận hành công trình thủy lợi.
- Chính sách thủy lợi phí, giá nước trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các hoạt động này.
- Công nghệ, giải pháp tưới tiên tiến tiết kiệm nước; công nghệ cao (viễn thám, không gian); công nghệ quản lý vận hành công trình; dự báo, cảnh báo sớm phục vụ vận hành, giảm thiểu thiệt hại.
2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thủy lợi
a) Hoàn thiện các quy định về tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi từ Trung ương đến các địa phương, làm cơ sở tăng cường năng lực của các cơ quan này. Tăng cường nguồn lực cho bộ phận tham mưu về quản lý khai thác công trình thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi, Chi cục Thủy lợi ở địa phương. Đảm bảo cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi ở cấp huyện có ít nhất 1 cán bộ có chuyên môn về thủy lợi.
b) Thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng, đấu thầu nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi thống nhất trên toàn quốc.
c) Kiện toàn, củng cố các hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi liên tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Thành lập cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng. Nghiên cứu thành lập mô hình hội đồng quản lý hệ thống trong phạm vi tỉnh.
d) Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý rủi ro thiên tai, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm để quản lý, vận hành điều tiết hồ chứa.
đ) Rà soát, xây dựng, sửa đổi bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật về quản lý, vận hành đảm bảo an toàn công trình, đặc biệt là an toàn hồ, đập. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi.
2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và thông tin, truyền thông
2.6.1. Đào tạo và đào tạo lại
a) Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi, kể cả đội ngũ thanh tra chuyên ngành các cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nhận thức cho các đối tượng thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và an toàn đập.
b) Xây dựng, ban hành khung chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân quản lý, vận hành công trình thủy lợi.
c) Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ quản lý khai thác công trình thủy lợi từ Trung ương đến địa phương, ưu tiên cấp huyện, xã, hợp tác xã, tổ hợp tác dùng nước và chủ quản lý hồ, đập nhỏ. Dự kiến, đến năm 2020: đào tạo khoảng 75.000-90.000 người.
d) Hàng năm, bố trí kinh phí thực hiện đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu quản lý, đội ngũ thanh tra chuyên ngành thủy lợi.
đ) Đẩy mạnh công tác khuyến thủy lợi, thông qua chương trình khuyến nông, nhà nước hỗ trợ một phần, người dân đóng góp là chính.
2.6.2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông
a) Thực hiện tuyên truyền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thủy lợi phí, thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí để nâng cao ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, sử dụng nước tiết kiệm.
b) Phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi trên phạm vi cả nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể để vận động toàn dân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
c) Phổ biến các mô hình quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tiên tiến, hiệu quả, bền vững để phát triển và nhân rộng trên phạm vi cả nước.
3.1. Tổng cục Thủy lợi
a) Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động. Định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ tình hình thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo chính sách về nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ, các cơ quan, đơn vị liên quan, các địa phương tổ chức triển khai Kế hoạch hành động. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn lực thực hiện Kế hoạch.
d) Chủ trì tổ chức triển khai xây dựng Khung chương trình, tài liệu đào tạo cho cán bộ, người trực tiếp quản lý vận hành công trình thủy lợi, đặc biệt cho đối tượng quản lý hồ, đập nhỏ cấp huyện, xã.
3.2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Vụ Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy lợi cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
b) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì thẩm định, trình Bộ phê duyệt Khung chương trình, tài liệu đào tạo cho các đối tượng trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Chủ trì phối hợp với Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan, đơn vị có liên quan củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực cho các tổ chức về thủy lợi, từ Trung ương đến địa phương.
c) Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy sản: phối hợp với Tổng cục Thủy lợi tổ chức chỉ đạo, rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi cây trồng; thủy lợi phục vụ thủy sản tập trung phù hợp với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
d) Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực thủy lợi hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới trong xây dựng, quản lý và khai thác công trình thủy lợi.
3.3. Các địa phương
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố:
- Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quy hoạch thủy lợi nội đồng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Tổ chức đánh giá lại mục tiêu, nhiệm vụ của các hệ thống công trình thủy lợi hiện có để có giải pháp nâng cao hiệu quả phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung có liên quan trong Kế hoạch thực hiện Đề án này trên địa bàn.
- Huy động các nguồn kinh phí để tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch hành động thực hiện Đề án. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy lợi).
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)
CÁC
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 785/QĐ-BNN-TCTL
ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT |
NHIỆM VỤ |
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ |
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP |
SẢN PHẨM |
THỜI GIAN (Thực hiện - hoàn thành) |
|
|
|
|
||
1 |
Tổ chức Hội nghị phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Đề án cho cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan liên quan thuộc Bộ. |
Tổng cục Thủy lợi |
Các cơ quan có liên quan |
Hội nghị |
Quý II/2014 |
2 |
Tổ chức Hội nghị phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Đề án, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện. |
Tổng cục Thủy lợi |
Các cơ quan có liên quan và địa phương |
Hội nghị |
Quý II/2014 |
3 |
Tổ chức thực hiện đề án. |
Tổng cục Thủy lợi |
Các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương |
Báo cáo kiểm tra, khảo sát, đề xuất điều chỉnh |
Hàng năm |
|
|
|
|
||
1 |
Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi. |
Tổng cục Thủy lợi |
Các cơ quan thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan thuộc Bộ |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2014 |
2 |
Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, đấu thầu nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Quản lý doanh nghiệp; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ TC) |
Thông tư của Bộ Tài chính |
10/2014 |
3 |
Xây dựng quy trình, thủ tục đặt hàng, đấu thầu đối với nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi. |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Quản lý doanh nghiệp, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ TC). |
Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2014-2015 |
4 |
Sửa đổi bổ sung Thông tư số 65/2009/TT-NNPTNT, 75/2004/TT-BNN về tổ chức quản lý và phân cấp quản lý công trình thủy lợi. |
Tổng cục Thủy lợi |
Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT; Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ TC) |
Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2014-2015 |
|
|
|
|
||
1 |
Rà soát, đánh giá hiện trạng, năng lực và điều chỉnh nhiệm vụ các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, tái cơ cấu ngành. |
Tổng cục Thủy lợi |
Viện KHTL Việt Nam/ Các Ban CPO Thủy lợi, Nông nghiệp, Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố |
Kế hoạch điều chỉnh nhiệm vụ hệ thống được Bộ, UBND tỉnh phê duyệt |
2014-2020 |
2 |
Rà soát an toàn đập. |
Tổng cục Thủy lợi |
Các Sở Nông nghiệp & PTNT, các chủ đập |
Chương trình an toàn hồ chứa được Chính phủ phê duyệt |
2014-2015 |
|
|
|
|
||
1 |
Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về an toàn đập và quản lý khai thác công trình thủy lợi. |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Khoa học CN và MT |
Quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức |
2014-2015 |
2 |
Xây dựng hướng dẫn thiết kế mẫu hệ thống kênh nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn quy trình quản lý, vận hành công trình thủy lợi. |
Tổng cục Thủy lợi |
Viện KHTL Việt Nam; Trường ĐHTL |
Sổ tay hướng dẫn tưới tiết kiệm nước; Thành lập, củng cố Tổ chức HTDN, Trạm bơm điện ĐBSCL; Nước sạch; Kiên cố hóa kênh mương nội đồng |
2014-2015 |
3 |
Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, dự báo, cảnh báo lũ, hạn, xâm nhập mặn phục vụ chỉ đạo điều hành, vận hành công trình thủy lợi. |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Khoa học CN và MT; Viện KHTL Việt Nam; Trường ĐHTL |
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, hệ thống dự báo, cảnh báo |
2014-2018 |
XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC |
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng các mô hình trình diễn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. |
Tổng cục Thủy lợi |
CPO Thủy lợi, Nông nghiệp; các địa phương |
Mô hình trình diễn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước |
2014-2016 |
2 |
Xây dựng các mô hình điểm về đổi mới quản lý khai thác công trình thủy lợi phù hợp theo vùng, miền. |
Tổng cục Thủy lợi |
CPO Thủy lợi, Nông nghiệp; các địa phương |
Mô hình điểm về quản lý khai thác công trình thủy lợi |
2014-2016 |
HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI |
|
|
|
|
|
1 |
Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng tưới lúa |
Tổng cục Thủy lợi |
Các địa phương |
Diện tích canh tác lúa áp dụng phương thức canh tác tiên tiến |
2014-2020 |
2 |
Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Kế hoạch, Vụ KHCN và MT; các địa phương |
Diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn |
2014-2020 |
3 |
Sửa chữa, nâng cấp hiện đại hóa, bảo đảm an toàn hệ thống vừa và lớn |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Kế hoạch, các địa phương |
Hệ thống được sửa chữa, nâng cấp hiện đại hóa |
2014-2020 |
4 |
Củng cố tổ chức thủy nông cơ sở, doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi |
Tổng cục Thủy lợi |
Các địa phương |
Tổ chức được củng cố, kiện toàn |
2014-2020 |
|
|
|
|
||
1 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi từ Trung ương đến địa phương. |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Tổ chức cán bộ; Trường CBQL NNPTNT 1, 2; Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố |
Kế hoạch được Bộ phê duyệt, số lượng cán bộ được đào tạo |
2014-2020 |
2 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý, vận hành công trình thủy lợi, trọng tâm về quản lý an toàn đập. |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Tổ chức cán bộ; Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố |
Kế hoạch được Bộ phê duyệt, số lượng cán bộ được đào tạo |
2014-2020 |
|
|
|
|
||
1 |
Xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. |
Tổng cục Thủy lợi |
Vụ Tổ chức cán bộ |
Kế hoạch tuyên truyền được Tổng cục phê duyệt, tin bài được đăng báo |
2014-2020 |