Kế hoạch 2729/KH-UBND năm 2022 về xây dựng xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 2729/KH-UBND
Ngày ban hành 18/08/2022
Ngày có hiệu lực 18/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tuấn Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2729/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG XÃ ĐIỂN HÌNH VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh và thực hiện đạt hiệu quả Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Trên cơ sở kết quả triển khai xây dựng điểm xã Đức Tín, huyện Đức Linh điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh với mục đích, yêu cầu và nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân tham gia công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, công tác đảm bảo trật tự đô thị.

2. Việc xây dựng xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do cấp ủy đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, lực lượng Công an tham mưu, nòng cốt, huy động các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân tham gia thực hiện. Việc triển khai kế hoạch đảm bảo thực chất, hiệu quả gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Xác định công tác xây dựng “xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; khẳng định rõ nét vị trí, vai trò, hiệu quả và tác dụng của Phong trào trong phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và gắn chặt với các phong trào cách mạng khác của địa phương trong quá trình thực hiện.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

1. Khảo sát, đánh giá tình hình công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; hoạt động của lực lượng Công an xã và quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Phong trào ở cơ sở. Xác định các vấn đề tồn tại để tham mưu cấp ủy, chính quyền các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động.

2. Cấp ủy, chính quyền các địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện việc xây dựng xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành các đoàn thể tích cực tuyên truyền đoàn viên, hội viên và Nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật, tham gia xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương. Kết hợp nhiều hình thức và thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao trách nhiệm và nhận thức của Nhân dân, nhất là trên hệ thống truyền thanh cơ sở, các phương tiện lưu động, mạng xã hội.

3. Tăng cường công tác nắm tình hình, bám sát địa bàn và giải quyết kịp thời ổn định, ngay từ đầu các vụ việc xảy ra. Chủ động triển khai các biện pháp đấu tranh trấn áp quyết liệt với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý cư trú, vận động Nhân dân giao nộp, tố giác với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

4. Củng cố hoạt động của các mô hình “tự phòng, tự quản” trong Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; rà soát, nhân rộng các mô hình phát huy hiệu quả gắn với xây dựng mới các mô hình phù hợp tình hình, thực tế đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương. Ban Chỉ đạo các cấp, các tổ chức đoàn thể phải thường xuyên theo dõi, hướng dẫn hoạt động mô hình, gắn tuyên truyền về vai trò của mô hình tại khu dân cư; qua đó, vận động cán bộ và Nhân dân hưởng ứng tham gia thúc đẩy Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa, phát triển.

Chú trọng củng cố và phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt ở cơ sở như Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, khu phố, Trưởng đoàn thể cơ sở, Tổ nhân dân tự quản, Tổ hòa giải, Đội dân phòng, Bảo vệ dân phố, Công an viên thôn trong xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

5. Thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương do Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể phát động như: Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 21/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trên địa bàn thôn, khu phố, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,…

6. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động phong trào tập trung tại địa bàn cơ sở như “Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy”; phát động cán bộ, Nhân dân tích cực hưởng ứng các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Tháng an toàn giao thông”,…

7. Định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm đề ra phương hướng hoạt động phù hợp và nghiên cứu để chỉ đạo nhân rộng. Quan tâm ghi nhận, biểu dương và đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp thiết thực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, triển khai xây dựng xã điển hình.

III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng thực hiện: Các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh

2. Thời gian thực hiện:

- Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn từ 01 đến 02 xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức thực hiện điểm.

- Năm 2023, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức sơ kết đánh giá kết quả tại các xã, thị trấn thực hiện điểm, rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng trên địa bàn.

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công an tỉnh:

- Chỉ đạo Công an các địa phương tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp tổ chức khảo sát, đánh giá công tác phong trào tại cơ sở và lựa chọn xã, thị trấn để xây dựng điểm trong Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổng hợp danh sách các xã chọn xây dựng điểm và thông báo đến các Sở, ban ngành có liên quan và các đoàn thể phối hợp thực hiện tham mưu sơ kết đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất Ủy ban nhân dân các cấp khen thưởng theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao trách nhiệm trong tự phòng, tự quản, tự bảo vệ; tham gia tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật gắn với tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương chủ động nắm chắc tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng; kịp thời phát hiện và phối hợp tham mưu giải quyết hiệu quả các vụ việc phức tạp nổi lên về tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội ngay tại địa bàn cơ sở; đấu tranh, triệt phá có hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng xã đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”, tiêu chí “An ninh, trật tự” trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao góp phần xây dựng xã điển hình về Phong trào.

- Phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí thực hiện Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

[...]