Kế hoạch 1875/KH-UBND năm 2023 xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 1875/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2023
Ngày có hiệu lực 15/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Võ Ngọc Hiệp
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1875/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐIỂN HÌNH VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (sau đây viết tắt là ANTQ) trong tình hình mới; Kế hoạch số 630/KH-BCA-V05, ngày 28/12/2022 của Bộ Công an về xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định, hướng dẫn của Bộ Công an về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ngay từ cơ sở.

2. Xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm và phân công cụ thể nhiệm vụ của các cơ quan, địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự; phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện, xét khen thưởng về công tác xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

3. Việc lựa chọn, xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phải đảm bảo tính tiêu biểu, nổi trội, đúng với nội dung Bộ tiêu chí tạm thời xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ban hành kèm theo Quyết định số 9745/QĐ-BCA-V05 ngày 28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an.

4. Quá trình triển khai, thực hiện phải đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung các nguồn lực, điều kiện để điển hình phát triển, có sự lan tỏa và nhân rộng trong toàn tỉnh.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân về chủ trương xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; đồng thời, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo công tác xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nhằm đảm bảo hiệu quả tổ chức thực hiện Phong trào.

2. Khảo sát, đánh giá tình hình công tác xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tại địa phương; căn cứ vào kết quả xét đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” và kết quả đánh giá phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đạt loại khá trở lên để lựa chọn xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục xây dựng điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

3. Củng cố hoạt động của các mô hình “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; rà soát, nhân rộng các mô hình phát huy hiệu quả gắn với xây dựng mới các mô hình phù hợp tình hình, thực tế đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn hoạt động của mô hình, gắn tuyên truyền về vai trò của mô hình tại khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục; qua đó, vận động Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên hưởng ứng tham gia thúc đẩy Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ lan tỏa, phát triển mạnh mẽ.

4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” (19/8), “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” (26/6), “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy” (04/10), “Tháng hành động phòng, chống ma túy” (Tháng 6), “Tháng an toàn giao thông” (Tháng 9),... và các phong trào thi đua khác thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia.

5. Định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Quan tâm ghi nhận, biểu dương và đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp thiết thực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có). Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tham mưu, hướng dẫn triển khai thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Chỉ đạo Công an các địa phương tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp tổ chức khảo sát, đánh giá công tác phong trào tại cơ sở và lựa chọn xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục để xây dựng điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

c) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao trách nhiệm trong tự phòng, tự quản, tự bảo vệ; tham gia tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật gắn với tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

d) Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương chủ động nắm chắc tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng; kịp thời phát hiện và phối hợp tham mưu giải quyết hiệu quả các vụ việc phức tạp nổi lên về tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; đấu tranh, triệt phá có hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội góp phần xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

đ) Tham mưu Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh lựa chọn mỗi năm ít nhất 01 xã, 01 phường/thị trấn và 01 cơ quan (hoặc doanh nghiệp, cơ sở giáo dục) để xây dựng điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; đánh giá kết quả xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền hoặc được ủy quyền quản lý điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (theo Bộ Tiêu chí) và xét, công nhận.

2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục, các khu dân cư và gia đình gắn với đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và góp phần xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng tuyên truyền về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; điểm sáng văn hóa, gương người tốt, việc tốt trong phòng, chống tội phạm và xây dựng Phong trào.

5. Sở Giáo dục và đào tạo: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, người lao động, người học; tự giác, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các mô hình “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” về an ninh trật tự.

[...]