Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2026 do tỉnh Thái Nguyên ban hành

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 07/07/2022
Ngày có hiệu lực 07/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đặng Xuân Trường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 07 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2022 - 2026

Thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU, ngày 02/4/2019 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về thực hiện Kết luận s44-KL/TW, ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trong tình hình mới (Kết luận số 44-KL/TW); Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 13/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hằng năm1, trong thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở nhận diện được những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả công tác này, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2026, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường, quần chúng Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục an toàn về an ninh, trật tự: Chủ động cảnh giác trước âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

2. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân trong tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình hiện nay, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể. Qua đó phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia (ANQG), giữ gìn trật tự an toàn xã hội (TTATXH); xây dựng xã hội văn minh, an toàn từng bước kiềm chế, làm giảm những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội.

4. Tổ chức phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn dân, thi đua lập thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và TTATXH trên địa bàn toàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân, thường xuyên đẩy mạnh nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ cả về bề rộng và chiều sâu, trở thành phong trào rộng lớn trong toàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ cùng phát triển với các phong trào cách mạng khác của Đảng, Nhà nước, ban, ngành, đoàn thể, địa phương góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân. Hằng năm, phấn đấu trên địa bàn tỉnh không có xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, sơ sở giáo dục (cơ quan, đơn vị) phân loại phong trào yếu.

2. Mục tiêu cthể

2.1. Hằng năm tổ chức phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” sâu rộng trong quần chúng Nhân dân; 100% khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đăng ký, xây dựng đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT theo Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đặc biệt trong dịp tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” 19/8 hằng năm; “Ngày toàn dân phòng chống ma túy” 26/6; “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm ANTT trên địa bàn...

2.2. Mỗi năm mở ít nhất 01 lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ cho lực lượng làm công tác xây dựng phong trào.

2.3. Định kỳ 6 tháng, 1 năm 100% mô hình tự quản về an ninh, trật tự được đánh giá, phân loại theo Hướng dẫn số 494/HD-BCĐ ngày 30/3/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh về Quy trình, thủ tục, xây dựng, duy trì và nhân rộng “Mô hình tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT ở cơ sở” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó: Phấn đấu có từ 80% mô hình trở lên được đánh giá, phân loại hoạt động tốt, khá; đối với mô hình tiên tiến, tiêu biểu, xuất sắc sẽ xem xét, tổ chức đánh giá, sơ kết, nhân rộng.

2.4. Hằng năm tổ chức tuyên truyền sâu rộng về hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, nhân rộng.

2.5. Hằng năm, lực lượng chủ chốt các cấp cơ sở (bí thư chi bộ, trưởng xóm, ttrưởng tổ dân phố, thành viên ttự quản về ANTT, Công an xã bán chuyên trách, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục) được tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

2.6. Hằng năm tổ chức ít nhất 01 lượt kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá, phân loại công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các huyện, thành phố và từ 10 lượt cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trở lên.

2.7. Hằng năm, có từ trên 80% xã đạt tiêu chí 19.2 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; 85% khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT và có phong trào khá, tốt; trong đó phân loại xuất sắc từ 30% trở lên, không có đơn vị phân loại phong trào yếu.

2.8. Hằng năm, tổ chức sơ kết công tác xây dựng phong trào và phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên phạm vi toàn tỉnh; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong phong trào.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

Hằng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục phải ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của đơn vị, địa phương mình (chỉ thị, nghị quyết đối với cấp ủy; kế hoạch đối với chính quyền, thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục); tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bảo đảm ANTT.

Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên gắn với kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các đảng bộ, chi bộ cơ sở.

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, các ban, ngành, đoàn thể các cấp đối với kết quả lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Nơi nào để xảy ra phức tạp về ANTT, tội phạm hoạt động lộng hành, gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân; phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hoạt động hình thức, kém hiệu quả thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và lực lượng Công an nơi đó phải chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm. Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ các huyện, thành phố (cấp huyện), xã, phường, thị trấn (cấp xã) do đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã làm Trưởng ban.

2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ANTT, đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tạo cơ sở, niềm tin để Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

Công an tỉnh tham mưu cho Tỉnh Ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác đảm bảo ANTT, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn tỉnh.

Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời giải quyết dứt điểm các vụ việc có liên quan đến ANTT xảy ra trên địa bàn, không để phát sinh thành “điểm nóng”, phức tạp về ANTT.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ