Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 269/KH-UBND
Ngày ban hành 08/08/2024
Ngày có hiệu lực 08/08/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Phước Thiện
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 269/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 08 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đề án);

Thực hiện Công văn số 3146/BNN-LN ngày 03 tháng 5 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch thực hiện, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, danh lam thắng cảnh và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ

- Phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở cụ thể hóa, mở rộng các loại dịch vụ môi trường rừng; đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; phấn đấu đảm bảo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng tăng trưởng ổn định, bình quân 5%/năm.

- Phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững. Phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác các giá trị về tài nguyên thiên nhiên; mở rộng các loại hình du lịch, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử.

- Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Đối tượng rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

- Đối tượng thực hiện và hưởng lợi: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; đối tượng hưởng lợi trực tiếp là người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng.

2. Phạm vi

Các huyện có rừng gồm: Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười và Cao Lãnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP (chi tiết xem Phụ lục đính kèm)

1. Nhiệm vụ

a) Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng.

- Khuyến khích phát triển công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ; tận dụng phế phụ phẩm trong chế biến gỗ để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu; khuyến khích sản xuất và sử dụng các sản phẩm từ gỗ rừng trồng trong nước.

b) Phát triển lâm sản ngoài gỗ

- Nghiên cứu, phát triển các mô hình trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dưới tán rừng phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên của Tỉnh.

- Triển khai các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, canh tác, chế biến các loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, đáp ứng tiêu chuẩn nguyên liệu cho sản xuất gắn với phát triển rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng.

c) Phát triển dịch vụ môi trường rừng

- Đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật. Triển khai các hoạt động về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ