Kế hoạch 260/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP; Kết luận 36-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 260/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2019
Ngày có hiệu lực 20/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 260/KH-UBND

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 18/9/2019 CỦA CHÍNH PHỦ; KẾT LUẬN SỐ 36-KL/TW NGÀY 06/9/2018 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA XI VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, TẠO NỀN TẢNG ĐỂ ĐẾN NĂM 2020 NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 06 tháng 9 năm 2018 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ; làm căn cứ cho UBND Thành phố, các sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố lập kế hoạch triển khai nhiệm vụ hàng năm đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai, huy động tốt nhất nguồn lực từ đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường; khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện về đất đai.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước

Giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Tư pháp; Cục thuế Hà Nội trên cơ sở lý luận và thực tiễn Thành phố, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đề xuất, kiến nghị với các Bộ ngành trung ương sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo việc khai thác sử dụng nguồn lực đất đai tiết kiệm, hiệu quả.

2. Tích tụ, tập trung, sử dụng có hiệu quả đất đai, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

2.1. Xây dựng mô hình thí điểm tích tụ, tập trung đất đai phù hợp với điều kiện tình hình thực tế tại địa phương; đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại địa phương:

Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp đặc thù phù hợp với xu thế phát triển chung trên địa bàn thành phố (thí điểm trên địa bàn 01 huyện), báo cáo UBND Thành phố trong Quý II năm 2020.

2.2. Đánh giá, rà soát quy hoạch nông thôn mới để đảm bảo phù hợp với quy hoạch phân khu, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt:

Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp UBND cấp huyện trên cơ sở kết quả Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, thực hiện rà soát quy hoạch nông thôn mới đảm bảo phù hp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch phân khu; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tổng hp báo cáo UBND Thành phố trong Quý I năm 2020.

2.3. Giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp:

Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở pháp luật đất đai, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, quyền của người sử dụng đất, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường đất nông nghiệp, đảm bảo tính minh bạch, phát huy hiệu quả (khuyến khích thị trường cho thuê, cho thuê lại và góp vn bng quyn sdụng đất nông nghiệp để hp tác, liên kết với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp), tổng hp báo cáo UBND Thành phố trong Quý I năm 2020.

2.4. Quy hoạch lại đồng ruộng gắn với việc đầu tư kết cấu hạ tầng, cải tạo, nâng cao chất lượng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng thoái hóa đất, suy giảm chất lượng đất:

Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở các quy định của Chính phủ, Thành phố về bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng thoái hóa đất, suy giảm chất lượng đất, báo cáo UBND Thành phố trong Quý II năm 2020.

3. Khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

3.1. Về nội dung phối hp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn và các bộ, ngành có liên quan, quản lý, kim soát chặt chẽ việc sử dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất tại các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, cổ phần hóa; xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật tại các công ty nông, lâm nghiệp của nhà nước. Tiếp tục rà soát lại đất của các công ty nông, lâm nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định việc quản lý, sử dụng quỹ đất sau khi thu hồi đất của các công ty nông, lâm nghiệp; hoàn thành việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, lập phương án sử dụng đất để đảm bảo sử dụng có hiệu quả đối với diện tích đất của các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao lại cho địa phương quản lý; tiếp tục rà soát, công khai việc sử dụng đt của các công ty nông, lâm nghiệp, đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng mc đích, phù hợp với năng lực, phương án sản xuất kinh doanh của các công ty, gắn với việc giải quyết đất sản xuất cho hộ không có đất, thiếu đất sản xuất, ưu tiên đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số:

Giao các Sở: Tài nguyên và Môi trưng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, báo cáo UBND Thành phố trong Quý I năm 2020.

3.2. Về nội dung phối hợp với Bộ Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế tăng cường, đa dạng hóa các nguồn vốn để tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, tạo quỹ nhà ở tái định cư và quỹ nhà ở xã hội, trong đó bảo đảm trích tối thiểu 30% nguồn thu hàng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để có kinh phí đáp ứng yêu cầu chủ động thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh việc sử dụng công cụ tài chính về đất đai để điều tiết các quan hệ đất đai và quản lý thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản:

Giao Sở Tài chính chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đa dạng hóa các nguồn vốn để tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất phát huy nguồn lực đất đai, dự thảo văn bản của UBND Thành phố gửi Bộ tài chính những đề xuất, kiến nghị phù hợp với thực tiễn trên địa bàn Thành phố, hoàn thành trong Quý I năm 2020.

3.3. Điều tra, đánh giá tài nguyên đất trên địa bàn Thành phố:

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở Kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất; Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng đất đai phục vụ quy hoạch phát triển bền vững Thành phố, báo cáo kết quả thực hiện trong Quý I năm 2020.

3.4. Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất (trong đó ưu tiên bố trí quỹ đất cho các mục đích xây dựng các công trình giáo dục trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực xã hội hóa; ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với các cơ sở xã hội hóa hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận):

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, dự thảo văn bản của UBND Thành phố xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian chưa có các Nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch. Hoàn thành trong Quý IV năm 2019.

3.5. Khi thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ tầng thì phải lập kế hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư, đồng thời lập, phê duyệt điều chỉnh các quy hoạch cho thống nhất, đồng bộ và phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm đất để thực hiện công trình dự án và vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất; quy trình thực hiện phải đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí, khiếu kiện phức tạp;

- Giao Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trên cơ sở quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xác định ranh giới quỹ đất phụ cận các dự án kết cấu hạ tầng trên địa bàn Thành phố để nghiên cứu lập dự án giải phóng mặt bằng, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.

[...]