Kế hoạch 26/KH-UBND thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 22/01/2024
Ngày có hiệu lực 22/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 22 tháng 01 năm 2024

 

 KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 12/03/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển CNNT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 3000/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung chương trình, nhiệm vụ giải pháp đề án phát triển CNNT tỉnh năm 2024, lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển CNNT, góp phần thực hiện tiêu đề án phát triển CNNT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

2. Yêu cầu

Các sở ngành và UBND các huyện, thị xã được giao trách nhiệm chủ trì thực hiện hoặc tham gia phối hợp phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo mục đích nội dung nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch này.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Triển khai đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, làng nghề

- Tổ chức triển khai thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp (CCN) giai đoạn 2021-2030 theo Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 trên cơ sở phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn của các địa phương:

+ Tăng cường phối hợp, làm việc giữa các sở ngành, địa phương về công tác quản lý, đầu tư phát triển CCN trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, phối hợp các địa phương triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định và triển khai đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật đảm bảo kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024 để tạo mặt bằng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ nhu cầu thu hút dự án đầu tư vào CCN.

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN và phê duyệt thành lập CCN.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Kế hoạch số 08/KH- UBND ngày 12/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025. Triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN: Bình Thành, Hương Phú, Điền Lộc, Điền Lộc 2, Phú Diên, Thủy Phương 2, Vinh Hưng và một số CCN khác.

+ Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh các thủ tục đầu tư và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan trong quá trình triển khai dự án đầu tư sản xuất vào các CCN để các dự án triển khai đảm bảo tiến độ sớm đưa vào hoạt động góp phần tăng năng lực sản xuất CNNT.

- Tiếp tục tập trung các nguồn lực khôi phục và phát triển một số làng nghề kết hợp phát triển du lịch trên địa bàn các huyện, thị xã.

2. Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cơ sở CNNT

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách để hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm CNNT, cụ thể:

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách: chính sách khuyến công; chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào CCN trên địa bàn tỉnh,… để hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất cạnh tranh sản phẩm CNNT.

- Hỗ trợ một số cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc thiết bị năng lực sản xuất các ngành nghề chế biến nông lâm thủy hải sản, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ có lợi thế và tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn; các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các nghề, làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ gắn với vùng nguyên liệu để hỗ trợ đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất cạnh tranh sản phẩm CNNT; hỗ trợ thiết kế, cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm công nghiệp nông thôn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm các cơ sở sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh (áp dụng cơ chế khuyến công ban hành kèm theo Quyết định số 39/2020/QĐ-UBND ngày 18/6/2020 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công ban hành kèm theo Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016).

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 26/10/2022 của HĐND tỉnh; Chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã theo Quyết định số 2817/QĐ-UBND ngày 04/11/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh giai đoạn 2021 -2025: tham mưu cho UBND tỉnh hàng năm bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ Trung ương, nguồn từ các chương trình, dự án có liên quan để thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.

- Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024:

+ Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn triển khai về OCOP; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường lựa chọn, xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có lợi thế của địa phương để tập trung chỉ đạo hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia OCOP; phân công, cử cán bộ phụ trách OCOP và tổ chức, hướng dẫn, tiếp nhận các sản phẩm của các cơ sở trên địa bàn và bình chọn sản phẩm đạt yêu cầu gửi về Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định.

+ Tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và phê duyệt kết quả đánh giá và công bố kết quả Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt 3 sao và gửi Hội đồng Tỉnh xem xét, đánh giá, phân hạng sản phẩm tiềm năng 4 sao theo quy định; Phối hợp với ngành chuyên môn Tỉnh hướng dẫn các cơ sở lập hồ sơ tham gia đánh giá và tổ chức kiểm tra, giám sát duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản phẩm đạt sao OCOP.

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, tập trung quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm OCOP, kết nối tiêu thụ cung - cầu các sản phẩm tại các siêu thị, hội chợ OCOP, các quầy hàng trưng bày sản phẩm tại điểm du lịch cộng đồng bằng nhiều hình thức, thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.

[...]