Kế hoạch 354/KH-UBND năm 2021 thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022

Số hiệu 354/KH-UBND
Ngày ban hành 15/11/2021
Ngày có hiệu lực 15/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 354/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 12/03/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 317/KH-UBND ngày 15/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương trình số 06-CTr/TU ngày 18/5/2021 của Tỉnh ủy (khóa XVI) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn (sau đây viết tắt là CNNT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung chương trình, nhiệm vụ giải pháp đề án phát triển CNNT tỉnh năm 2022, lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển CNNT, góp phần thực hiện tiêu đề án phát triển CNNT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

2. Yêu cầu

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã được giao trách nhiệm chủ trì thực hiện hoặc tham gia phối hợp phải thực hiện đảm bảo mục đích nội dung nhiệm vụ phân công tại Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Triển khai đầu tư phát triển hạ tầng thuật cụm công nghiệp (sau đây viết tắt là CCN), làng nghề

- Thực hiện hoàn thành công tác tích hợp phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2030.

- Tiếp tục triển khai hoàn thiện công tác thành lập, lập quy hoạch chi tiết các CCN theo Phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt.

- Các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật CCN của các địa phương giai đoạn 2021-2025. Thực hiện hoàn thành các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN theo quy định về đầu tư; các thủ tục triển khai dự án đầu tư các CCN đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư: Dự án hệ thống xử lý nước thải CCN Tứ Hạ; dự án đầu tư đường trục chính CCN Hương Phú đảm bảo đủ điều kiện triển khai dự án. Triển khai các dự án đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật tại CCN đã được bố trí nguồn vốn để tạo mặt bằng thu hút các dự án đầu tư.

- Tăng cường, đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về CCN lên hệ thống GIS Công Thương để phục vụ công tác quản lý, thu hút đầu tư.

- Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh các thủ tục đầu tư và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan trong quá trình triển khai dự án đầu tư sản xuất vào các CCN để các dự án triển khai đảm bảo tiến độ sớm đưa vào hoạt động góp phần tăng năng lực sản xuất CNNT.

- Tiếp tục triển khai đầu tư hạ tầng làng nghề và hoàn thiện hạ tầng xử lý môi trường tại làng nghề bún bánh Ô Sa, xã Quảng Vinh; hệ thống xử lý nước thải làng nghề Bún Vân Cù, xã Hương Toàn.

2. Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cơ sở CNNT và phát triển thị trường sản phẩm CNNT

Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách để hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm CNNT, cụ thể:

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh một số cơ sở sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT đầu tư máy móc thiết bị năng lực sản xuất các ngành nghề chế biến nông lâm thủy hải sản, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ có lợi thế và tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn để thúc đẩy phát triển năng lực sản xuất CNNT.

- Lựa chọn một số cơ sở CNNT thuộc các nghề, làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ gắn với vùng nguyên liệu để hỗ trợ đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã và cạnh tranh sản phẩm làng nghề, ngành nghề truyền thống.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách: Chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào CCN trên địa bàn tỉnh,... để hỗ trợ hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu qucác chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác để hỗ trợ các cơ sở CNNT đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ cơ sở CNNT chuyển đổi lên doanh nghiệp; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

- Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2022: Tiếp tục triển khai các nội dung, nhiệm vụ Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch Chương trình OCOP năm 2022 với quan điểm Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bn vững. Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế ở khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập của người dân, góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gn với phát triển tiu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững ở các địa phương.

b) Hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm CNNT:

[...]