Kế hoạch 09/KH-UBND triển khai thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021

Số hiệu 09/KH-UBND
Ngày ban hành 11/01/2021
Ngày có hiệu lực 11/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2021

Căn cứ Quyết định số  597/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện các nội dung chương trình, nhiệm vụ đề án phát triển CNNT tỉnh năm 2021, lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện tiêu đề án phát triển CNNT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

2. Yêu cầu

Các sở ngành và UBND các huyện, thị xã được giao trách nhiệm chủ trì thực hiện hoặc tham gia phối hợp phải thực hiện đảm bảo mục đích nội dung nhiệm vụ phân công tại Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Triển khai đầu tư phát triển hạ tầng thuật cụm công nghiệp, làng nghề:

- Triển khai xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 để phục vụ tích hợp phần quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh.

- Tiếp tục triển khai hoàn thiện công tác thành lập, lập quy hoạch chi tiết các CCN theo quy hoạch tổng thể cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt: Phê duyệt quy hoạch chi tiết CCN Hương Phú, triển khai thực hiện hoàn thành thủ tục thành lập và lập quy hoạch chi tiết CCN Bình Thành và các cụm công nghiệp theo quy hoạch tổng thể cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải các cụm công nghiệp: Tứ Hạ, Thủy Phương.

- Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để tạo mặt bằng thu hút các dự án đầu tư: các cụm công nghiệp Điền Lộc, Hương Hòa, Hương Phú, A Co, Thủy Phương, Tứ Hạ.

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và hoàn thiện hạ tầng xử lý môi trường tại làng nghề bún bánh Ô Sa (xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền).

2. Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cơ sở CNNT và phát triển thị trường sản phẩm CNNT

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh một số cơ sở sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc thiết bị năng lực sản xuất các ngành nghề chế biến nông lâm thủy hải sản, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ có lợi thế và tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn để thúc đẩy phát triển năng lực sản xuất công nghiệp nông thôn.

- Lựa chọn một số cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các nghề, làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ gắn với vùng nguyên liệu để hỗ trợ đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã và cạnh tranh sản phẩm làng nghề, ngành nghề truyền thống.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2021, trong đó hỗ trợ các dự án hoàn thiện, nâng cấp tiêu chuẩn hóa sản phẩm (Bao gồm củng cố, nâng cấp các sản phẩm OCOP đã có từ 2018-2020 và phát triển các sản phẩm ý tưởng mới). Hoàn thành các dự án chuẩn hóa 3 sản phẩm phấn đấu 5 sao thuộc mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương (Nước mắm và mắm làng nghề Tân Thành, Nước mắm và mắm làng nghề Phú Thuận, Sản phẩm mây tre đan Bao La) và tham gia đánh giá phân hạng cấp tỉnh, cấp trung ương. Xây dựng hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Thừa Thiên Huế.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi lên doanh nghiệp; hỗ trợ nguồn nhân lực (tổ chức các hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo chuyên sâu).

b) Hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm:

- Hỗ trợ xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm CNNT; đặc biệt đối với sản phẩm CNNT chủ lực, sản phẩm CNNT tiêu biểu.

- Tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức quản lý doanh nghiệp, kỹ năng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường cho các Hợp tác xã, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh; Tổ chức hội thảo, hội nghị về xây dựng, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ; Hỗ trợ tạo lập, đăng ký và quảng bá các đặc sản và sản phẩm ngành nghề nông thôn năm 2021.

c) Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ:

- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ: Hỗ trợ tạo lập, đăng ký và quảng bá các đặc sản và sản phẩm ngành nghề nông thôn; Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ và chuyển giao công nghệ.

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị về xây dựng, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ; Tập huấn cho các cơ sở CNNT nhằm nâng cao nhận thức xây dựng và quản lý thương hiệu các đặc sản địa phương tại các huyện, thị xã; Tổ chức tập huấn về áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mã số mã vạch, tiêu chuẩn cơ sở, áp dng các công cụ quản lý,... cho cán bộ của các cơ sở CNNT.

d) Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề gắn với nhu cầu của cơ sở CNNT:

[...]