Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển Công nghiệp nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2025”
Số hiệu | 2240/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 01/09/2021 |
Ngày có hiệu lực | 01/09/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Trần Văn Mi |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2240/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 01 tháng 9 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
Căn cứ Chương trình hành động số 04-Ctr/TU ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1783/TTr-SCT ngày 15 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển Công nghiệp nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2025”.
Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký../.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH BÌNH
PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Phước)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề án.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó bao gồm phát triển Công nghiệp nông thôn (CNNT) là một lĩnh vực hoạt động có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp chung, mà cơ bản là thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Trong những năm qua, phát triển CNNT đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và thu hút nguồn lực các thành phần kinh tế ở nông thôn để phát triển đa dạng sản phẩm, hàng hóa; tăng thu ngân sách và phát triển hạ tầng nông thôn; tạo việc làm, nâng cao thu nhập và thu hút lao động nhàn rỗi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn; đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, chuẩn bị cho giai đoạn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Kết quả là bộ mặt nông thôn được đổi mới và hiệu quả xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng nông thôn được cải thiện rõ rệt.
Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 6.386 cơ sở CNNT với hơn 192.000 lao động hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: Sản xuất, chế biến thực phẩm; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); Sản xuất trang phục; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và sản xuất đồ uống;… Hiện nay, CNNT còn góp phần vào thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị xuất khẩu trên địa bàn đối với các mặt hàng nông sản (điều, hạt tiêu), gỗ viên nén, may và hoàn thiện sản phẩm giầy xuất khẩu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển CNNT của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế (Quy mô nhỏ lẻ, trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tính liên kết lỏng lẻo từ định hướng sản xuất đến quảng bá tiêu thụ đầu ra sản phẩm, chưa khai thác tối ưu lợi thế vùng trồng nông sản và chế biến thực phẩm trên địa bàn), bất cập trong việc triển khai (Nhận thức chung về tầm quan trọng của CNNT và dành nguồn lực cho phát triển chưa tương xứng) và đang đứng trước những khó khăn lựa chọn hướng giải quyết trọng tâm (Đối với ngành nghề, sản phẩm/dịch vụ và hoạt động CNNT cần ưu tiên) để tiếp tục thúc đẩy CNNT trong tình hình mới hiện nay.
Bởi vậy, xây dựng và triển khai “Đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2025” là bước đi cần thiết đảm bảo CNNT có thể tiếp tục phát triển, mạnh về quy mô lẫn chiều sâu, có năng lực cạnh tranh cao để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thông qua những định hướng, mục tiêu, giải pháp trọng tâm của Đề án.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án.
- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2240/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 01 tháng 9 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
Căn cứ Chương trình hành động số 04-Ctr/TU ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1783/TTr-SCT ngày 15 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển Công nghiệp nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2025”.
Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký../.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH BÌNH
PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Phước)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề án.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó bao gồm phát triển Công nghiệp nông thôn (CNNT) là một lĩnh vực hoạt động có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp chung, mà cơ bản là thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Trong những năm qua, phát triển CNNT đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và thu hút nguồn lực các thành phần kinh tế ở nông thôn để phát triển đa dạng sản phẩm, hàng hóa; tăng thu ngân sách và phát triển hạ tầng nông thôn; tạo việc làm, nâng cao thu nhập và thu hút lao động nhàn rỗi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn; đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, chuẩn bị cho giai đoạn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Kết quả là bộ mặt nông thôn được đổi mới và hiệu quả xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng nông thôn được cải thiện rõ rệt.
Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 6.386 cơ sở CNNT với hơn 192.000 lao động hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: Sản xuất, chế biến thực phẩm; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); Sản xuất trang phục; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và sản xuất đồ uống;… Hiện nay, CNNT còn góp phần vào thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị xuất khẩu trên địa bàn đối với các mặt hàng nông sản (điều, hạt tiêu), gỗ viên nén, may và hoàn thiện sản phẩm giầy xuất khẩu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển CNNT của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế (Quy mô nhỏ lẻ, trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tính liên kết lỏng lẻo từ định hướng sản xuất đến quảng bá tiêu thụ đầu ra sản phẩm, chưa khai thác tối ưu lợi thế vùng trồng nông sản và chế biến thực phẩm trên địa bàn), bất cập trong việc triển khai (Nhận thức chung về tầm quan trọng của CNNT và dành nguồn lực cho phát triển chưa tương xứng) và đang đứng trước những khó khăn lựa chọn hướng giải quyết trọng tâm (Đối với ngành nghề, sản phẩm/dịch vụ và hoạt động CNNT cần ưu tiên) để tiếp tục thúc đẩy CNNT trong tình hình mới hiện nay.
Bởi vậy, xây dựng và triển khai “Đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2025” là bước đi cần thiết đảm bảo CNNT có thể tiếp tục phát triển, mạnh về quy mô lẫn chiều sâu, có năng lực cạnh tranh cao để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thông qua những định hướng, mục tiêu, giải pháp trọng tâm của Đề án.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án.
- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025);
- Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
- Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 09/12/2020 của Tỉnh ủy Bình Phước thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020- 2025.
THỰC TRẠNG CNNT CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
1. Vị trí và vai trò của CNNT đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó bao gồm phát triển CNNT là một lĩnh vực hoạt động có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp chung, mà cơ bản là thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Sự phát triển CNNT trong những năm gần đây đã giúp bổ sung nguồn lực vào nông thôn về vốn, sức lao động và năng lực sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Với đặc trưng của tỉnh Bình Phước, CNNT đã là bước đệm cho phát triển công nghiệp tỉnh và thay đổi bộ mặt nông thôn mới như hiện nay. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng sẽ thúc đẩy phát triển CNNT.
CNNT đã tạo sự tăng trưởng và phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn, tăng năng suất lao động cho cả khu vực nông nghiệp và dịch vụ, giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, duy trì hiệu quả kinh tế, đào tạo được nguồn lực tại chỗ có kinh nghiệm cung cấp cho các ngành nghề khác, hình thành chuỗi giá trị sản xuất hàng xuất khẩu như các mặt hàng nông sản (điều, hạt tiêu), gỗ viên nén, may và hoàn thiện sản phẩm giầy xuất khẩu. Nhiều điển hình CNNT đã có các dự án thực nghiệm khoa học - kỹ thuật được áp dụng thành công vào thực tiễn đời sống, nông dân từ đó có cơ hội tiếp được thu khoa học - công nghệ để lan tỏa các mô hình này. CNNT và các chương trình đầu tư cho phát triển nông thôn có mối quan hệ bổ trợ cho nhau. Hệ thống đường giao thông, điện, năng lượng, cấp thoát nước, trường, trạm, nhà văn hóa, khu vui chơi, dịch vụ,… đến đâu thì CNNT như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị,… phát triển đến đó và ngược lại. Sự tương quan như vậy đã trở thành xu thế giúp cho việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn trở nên đồng bộ, hiệu quả và bền vững.
Cùng với phát triển công nghiệp trên địa bàn, CNNT cũng tập trung vào mở rộng ngành nghề, chế biến sâu sản phẩm, gia tăng giá trị để cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn. Sản phẩm đa dạng và dần đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Cơ cấu kinh tế nông thôn từ đó cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách nhận thức, cơ hội việc làm cho phần lớn lao động giữa các vùng nông thôn với nhau cũng như giữa nông thôn và thành thị. CNNT hiện nay đã trở thành nền tảng hoàn thiện chuỗi giá trị xuất khẩu cho nhiều ngành hàng chủ lực của tỉnh ở từng địa bàn.
2. Tình hình phát triển CNNT trên địa bàn tỉnh.
a) Về quy mô và số lượng cơ sở CNNT.
- Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 6.386 cơ sở CNNT, tốc độ tăng trưởng 4% bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020. Các cơ sở Sản xuất, chế biến thực phẩm (chiếm tỷ trọng 26%) và Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 21% (trừ máy móc, thiết bị) là nhóm ngành nghề chiếm tỷ trọng ưu thế; tiếp theo là nhóm Sản xuất trang phục (17%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (13%) và Sản xuất đồ uống 11%. Ngoài ra, còn có Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí và các ngành nghề khác 12% (xem Phụ lục). Số lượng cơ sở CNNT cao hơn số lượng doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 29%.
- Vốn đăng ký hoạt động CNNT tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân 13,5%/năm giai đoạn 2016-2020, đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ phát triển các dạng năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh năm 2020 và đạt thêm hơn 637 tỷ đồng năm 2020 (xem Phụ lục). Quy mô vốn đầu tư vào CNNT so với của toàn ngành công nghiệp tỉnh chỉ khoảng 10%.
Trong cơ cấu Tổng sản phẩm GRDP của tỉnh (theo giá hiện hành), trong đó ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đóng góp: 22,03% (năm 2016) đến 33,52% (năm 2020). CNNT đóng góp khoảng 5% trong GRDP của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng này cần phải phấn đấu lớn hơn 10%.
b) Về loại hình hoạt động CNNT.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay tồn tại 3 loại hình cơ sở CNNT chủ yếu, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Hợp tác xã (HTX) và Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
- Đối với loại hình DNNVV: nhóm này có trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thông tin và liên kết thị trường cao hơn các loại hình tổ chức khác và là động lực để thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao và tạo ra việc làm cho lao động tại chỗ. Tuy nhiên, cho đến nay loại hình này trên địa bàn tỉnh có 560 doanh nghiệp nhưng hầu hết chưa có sự liên kết đầu tư chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với loại hình HTX: nhóm này có 02 HTX, doanh thu bình quân của một HTX đạt 6.350 triệu đồng/năm (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,3%), lợi nhuận bình quân 141 triệu đồng/năm (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 20,3%). Do số lượng HTX ít nên các chỉ số này chưa phản ánh sự phát triển của nhóm.
- Đối với loại hình Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể: nhóm này phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh (chiếm tỷ lệ trên 90%). Quy mô lớn về số lượng nhưng phân tán và năng lực về vốn bình quân còn hạn chế, do đó, việc đầu tư vào công nghệ sản xuất còn khó khăn, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó tạo ra thương hiệu, khó thiết lập các hợp đồng tiêu thụ hoặc cung ứng ổn định, quy mô sản xuất và sử dụng lao động nhỏ. Hàng năm, tỉnh có sự khuyến khích sự dịch chuyển từ loại hình này lên loại hình DNNVV và các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đã có sự dịch chuyển nhưng tỷ lệ còn thấp. Sự dịch chuyển này cần phải phấn đấu lớn hơn 10% số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hàng năm.
c) Về sản phẩm CNNT.
- Nhóm sản phẩm sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống: là nhóm phổ biến trên địa bàn liên quan đến hạt điều, tiêu, tinh bột mì, cà phê, bún, bánh mỳ, giò chả, bánh kem, yến sào,... Chỉ có sản phẩm hạt điều, tiêu, tinh bột mì là có xuất khẩu còn lại tiêu thụ nội địa. Hiện nay, đang có dấu hiệu tích cực hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm xuất khẩu của hạt điều và tiêu. Sản phẩm đồ uống chưa đa dạng về chủng loại, chủ yếu tập trung vào nước uống đóng chai, đóng bình và rượu thủ công phục vụ trong tỉnh.
- Nhóm dệt may, giày dép: sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu các sản phẩm may mặc, giày dép dưới dạng đơn đặt hàng may gia công phục vụ cho xuất khẩu của các nhà máy trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nhóm sản phẩm chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ: chủ yếu là đồ gỗ gia dụng, nội thất văn phòng và một phần sản phẩm gỗ xây dựng phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước nhưng ít có các hợp đồng tiêu thụ ổn định. Sản phẩm phổ biến nhất của nhóm thủ công mỹ nghệ là mộc mỹ nghệ, mây tre đan, hoa khô, dệt thổ cẩm phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Nhóm sản phẩm thiết bị, máy móc và phụ tùng cơ khí: chủ yếu các cơ sở sửa chữa, phục hồi các loại máy móc cơ khí, gò hàn, nhôm kính,... Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng có các sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu như: máy nhặt quả điều; máy suốt tiêu; quạt gió làm sạch nông sản; hệ thống máy cắt tách vỏ cứng hạt điều; dây chuyền chế biến hạt điều. Sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh nhưng bước đầu đã vươn ra được thị trường xuất khẩu.
Nhìn chung, các nhóm sản phẩm hầu hết chưa có thương hiệu, sản xuất mang tính thủ công, quy mô nhỏ lẻ, thị trường hạn chế và mỗi địa phương có sản phẩm OCOP nhưng các sản phẩm OCOP chưa mang đặc thù riêng của mỗi địa phương.
d) Về quy mô lao động CNNT.
Năm 2020, CNNT sử dụng hơn 192.000 lao động và đa phần tập trung ở khu vực cá thể. Số lao động trong các DNNVV có xu hướng tăng nhanh; số lao động trong khu vực cá thể có xu hướng giảm mạnh. Số lượng chỉ có 02 HTX nên không phản ánh xu hướng sử dụng lao động một cách đầy đủ.
e) Kết nối CNNT với phát triển du lịch, làng nghề, ngành hàng xuất khẩu, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế.
- CNNT có gắn với các nghề truyền thống nhưng chưa có bước tiến trong việc phát triển các nghề truyền thống, làng nghề kết nối với phát triển các dịch vụ du lịch để phát huy được những tiềm năng của tỉnh. Các dự án phát triển du lịch trên địa bàn chưa gắn với định hướng phát triển làng nghề, CNNT nơi nét văn hóa làng nghề, tay nghề nghệ nhân, sản phẩm lưu niệm/quà tặng thủ công thể hiện đặc thù từng điểm du lịch địa phương phục vụ khách du lịch còn thiếu bóng dáng.
- Ngành hàng xuất khẩu hạt điều, tiêu, trái cây và gỗ viên nén đòi hỏi sự kết nối chặt chẽ với CNNT để đảm bảo truy xuất nguồn gốc nguyên liệu chỉ đang bắt đầu.
- CNNT chưa có mối liên hệ cung ứng sản phẩm sản xuất và dịch vụ mật thiết với các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh (ngoài việc may gia công xuất khẩu cho ngành may mặc và giầy).
3. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức CNNT.
a) Thuận lợi.
- Số lượng cơ sở, ngành nghề CNNT, quy mô vốn và nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ liên tục tăng góp phần phát triển CNNT, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và tăng trưởng kinh tế nông thôn.
- Tỉnh có môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, hạ tầng được nâng cấp thuận lợi cho việc giao thương đến vùng sâu, vùng xa tạo đà phát triển CNNT và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một bộ phận các cơ sở CNNT đã phát triển quy mô thành các DNNVV.
- CNNT góp phần tạo nguồn lao động đã qua đào tạo tại chỗ cho ngành công nghiệp tỉnh, làm cơ sở vững chắc để hoàn thiện chuỗi giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của tỉnh trong tình hình mới hiện nay.
b) Khó khăn.
- Tốc độ tăng số lượng cơ sở CNNT thấp (bình quân khoảng 4%/năm); ngành nghề và địa bàn phát triển không đồng đều. Nhiều ngành nghề chạy theo tín hiệu của thị trường như phát triển các dạng năng lượng điện mặt trời chưa khẳng định sự bền vững về mặt hiệu quả kinh tế.
- Chuyển đổi sang mô hình DNNVV hoặc HTX còn chậm. Việc phát triển CNNT vẫn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính ổn định. Các địa bàn vùng sâu, vùng xa vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc quan tâm phát triển CNNT. Đóng góp vào ngân sách từ hoạt động CNNT còn hạn chế, thu nhập người lao động còn thấp. Do hiệu quả kinh tế thấp làm cho một số ngành nghề có nguy cơ thất truyền (như dệt thổ cẩm), hoặc phát triển không bền vững (như mộc mỹ nghệ, đan lát); một số khác chủ yếu còn lấy công làm lãi (như bóc vỏ lụa hạt điều).
- Cơ sở CNNT có vốn ít trong khi các nguồn vốn vay ngân hàng có chi phí vốn cao; quy mô và năng lực đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất hạn chế; đầu tư chưa tập trung hoặc chưa đồng bộ; chi phí sản xuất lớn; chậm áp dụng hệ thống quản lý, quản trị (nhân lực, tài chính, marketing,...), kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa theo chuẩn mực hiện hành; chất lượng sản phẩm thấp, chưa tạo được thương hiệu; sự liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị xuất khẩu còn lỏng lẻo nên chưa hoạt động hiệu quả, khả năng cạnh tranh yếu và chưa đảm bảo được thị trường, giá đầu ra ổn định cho sản phẩm.
- Lượng lao động trẻ ở nông thôn thường di cư ra các đô thị để tìm việc làm, ít gắn kết với CNNT. Thiếu lao động đã qua đào tạo, có kỹ thuật, kỷ luật và trình độ quản lý. Lao động phổ thông tại địa phương chủ yếu làm nông nghiệp nên tính ổn định của lao động trong khu vực CNNT cũng không cao, thường làm theo mùa vụ nên vào thời điểm mùa vụ CNNT gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động.
- Cụm công nghiệp, làng nghề chưa được đầu tư đúng mức; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển trên địa bàn để hỗ trợ phát triển CNNT nên việc đưa các cơ sở CNNT trong khu dân cư vào sản xuất tập trung còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng ở nông thôn thiếu đồng bộ, khó kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất do khả năng xử lý môi trường riêng lẻ ở nông thôn chưa được đầu tư đúng mức, khó có khả năng cung ứng sản phẩm đầu vào cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trong khu vực. Chưa thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ, bền vững và có hiệu quả với các ngành kinh tế khác trên địa bàn và các địa phương lân cận vì sản phẩm xuất khẩu hiện hữu trên địa bàn chưa đa dạng, chưa phát triển hiệu quả, chủ yếu là sản phẩm mới qua sơ chế.
- Nguồn nguyên liệu cây ăn trái và hạt cho một số ngành nghề chưa c ó quy hoạch vùng sản xuất tập trung, ổn định để phục vụ được cho thị trường xuất khẩu.
- Hình thức khai thác thị trường bằng kênh thương mại điện tử và quảng bá hiện đại cho đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế. Khâu tiếp thị, xúc tiến thương mại vẫn mang tính tự phát, dàn trải, thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao.
- Các địa phương chưa tập trung nguồn lực cho phát triển CNNT. Việc bố trí, sắp xếp bộ máy nhà nước về lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; một số chính sách của nhà nước chưa phát huy tác dụng, hoạt động khuyến công chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao nên CNNT chưa được tạo đủ động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển mạnh.
c) Cơ hội.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để vị trí và vai trò CNNT được quốc tế quan tâm; là cơ hội để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ, thiết bị, máy móc phục vụ phát triển các sản phẩm CNNT.
- Tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa; xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, sự phát triển của ngành dịch vụ, du lịch sẽ tạo ra cơ hội lớn cho phát triển CNNT.
d) Thách thức.
- Tác động của cuộc các mạng công nghiệp 4.0, sản xuất hàng loạt với chi phí thấp, hội nhập kinh tế và phát triển thương mại điện tử như vũ bão nên tính cạnh tranh càng khốc liệt cả trong tỉnh, trong vùng và quốc tế.
- Phát triển CNNT chưa được các địa phương, cộng đồng xem là mục tiêu quan trọng; hoạt động khuyến công, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác bổ trợ CNNT chưa được đầu tư đúng mức; tình trạng ô nhiễm môi trường do không được đầu tư đúng mức, việc đầu tư không đem lại hiệu quả kinh tế nên không được các cơ sở áp dụng triệt để đã gây cái nhìn thiếu thiện cảm đối với CNNT.
- Tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí của CNNT trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh, tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển CNNT cũng là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, xóa đói giảm nghèo.
- Phát triển CNNT phải gắn với tăng trưởng xanh, bền vững (không gây ô nhiễm môi trường, xâm hại nguồn tài nguyên, bảo tồn di sản,…) và phải gắn với nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Thúc đẩy nhanh quá trình phát triển CNNT; trước mắt CNNT khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh địa phương về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, vốn, nguồn nhân lực có sẵn; tiến tới liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm, chi phí cạnh tranh, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, hình thành một số làng nghề phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với phát triển du lịch của tỉnh.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025.
a) Tỷ trọng đóng góp của CNNT trong GRDP toàn ngành công nghiệp tỉnh đến năm 2025 là 10 - 15%.
b) CNNT có thêm nhiều dòng sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, gắn với thị trường tiêu thụ hướng đến phục vụ khách du lịch, làng nghề, cụm công nghiệp.
c) CNNT trở thành bệ đỡ hoàn thiện chuỗi giá trị xuất khẩu cho ít nhất 03 nhóm mặt hàng chủ lực xuất khẩu của tỉnh, bao gồm:
- Đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ: Sản phẩm cơ khí và dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, nông lâm nghiệp; Sản phẩm gia công giầy xuất khẩu và Sản phẩm may mặc truyền thống, nghề dệt, nhuộm truyền thống thân thiện với môi trường.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm nông sản chế biến sâu: Sản phẩm chế biến điều như sản phẩm dinh dưỡng ăn liền như bánh, kẹo, nhân hạt điều rang muối, phủ wasabi, mật ong, nước cốt dừa; ngoài ra bổ sung theo tín hiệu của thị trường như bột sầu riêng, bơ, chanh dây, trái cây đóng hộp, sản phẩm phục vụ du lịch như rượu, nước yến, nước trái cây,…
- Đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm chế biến sâu từ gỗ: Sản phẩm viên nén gỗ xuất khẩu.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Về quy hoạch phát triển CNNT.
- Quy hoạch các cụm liên kết sản xuất, cụm làng nghề phát triển CNNT thân thiện với môi trường để bố trí nguồn lực đầu tư hạ tầng đồng bộ, đặc biệt có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch về giao thông, thủy lợi để hình thành vùng nguyên liệu tập trung sẵn có tại địa phương, cung ứng đầu vào phục vụ phát triển CNNT.
- Ưu đãi về đất đai, mặt bằng có sẵn cho sản xuất kinh doanh; ưu tiên hỗ trợ nghề mộc mỹ nghệ, mây tre đan, dệt thổ cẩm ở khu vực nông thôn.
2. Về phát triển sản phẩm CNNT.
- Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị, áp dụng VietGAP, GlobalGAP, ISO, HACCP, BRC... vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu, khả năng cạnh tranh sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, chế biến sản phẩm cho các hợp tác xã; Tổ chức xét công nhận làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi, sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp để tạo sức liên kết, lan tỏa, quảng bá cho các sản phẩm.
- Thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề CNNT giúp thông tin cho hội viên về thị trường, sản phẩm, cơ hội tiêu thụ sản phẩm, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và lợi ích nhằm định hướng sản xuất phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức tham quan học tập và rút kinh nghiệp phát triển CNNT từ các địa phương khác. Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị vào sản xuất và chuyển giao công nghệ.
3. Về phát triển nguồn nhân lực CNNT.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, giúp cho người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao nhận thức về ý thức, tác phong nghề nghiệp trong quá trình làm việc ở các cơ sở CNNT.
- Đẩy mạnh hợp đồng hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề phi nông nghiệp với người sử dụng, mở rộng quy mô, chuẩn hóa chất lượng công tác đào tạo, học nghề một cách phù hợp với điều kiện thu nhập và tăng cường thời lượng thực hành của người lao động.
4. Về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực CNNT.
- Hỗ trợ vốn ưu đãi đầu tư theo chiều sâu, phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng khu xử lý chất thải, nước thải tập trung trong các cụm công nghiệp, làng nghề; hỗ trợ thụ hưởng các hoạt động khuyến công, khoa học công nghệ - môi trường, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; tăng cường nguồn vốn hỗ trợ đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị; đa dạng hóa sản phẩm CNNT mang tính thương mại cao kết hợp chặt chẽ giữa tay nghề truyền thống và công nghệ tiên tiến.
- Tuyên truyền, vận động thúc đẩy phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh, mô hình liên kết trong CNNT. Tạo môi trường đầu tư cho phát triển CNNT, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tìm kiếm nguồn cung, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nâng cao chất lượng ngành dịch vụ, du lịch phục vụ phát triển CNNT.
5. Về nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm CNNT.
- Triển khai đồng bộ chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đối với các sản phẩm CNNT, thúc đẩy triển khai chương trình: mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn liền với chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- Khai thác thị trường mới, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phương thức kinh doanh thương mại hiện đại, thương mại điện tử, khai thác đơn đặt hàng từ các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh và vùng.
6. Về liên kết và hội nhập đối với CNNT
- Triển khai có hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế đến các loại hình sản xuất sản phẩm CNNT.
- Liên kết CNNT với các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế để phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; liên kết CNNT với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong nước để hoàn thiện chuỗi giá trị xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
1. Sở Công Thương có trách nhiệm.
a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án; định kỳ thực hiện kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo thị trường trong nước và các quốc gia/nhà nhập khẩu mục tiêu; cơ hội xuất khẩu, hỗ trợ đàm phán kinh doanh, phát triển kênh bán hàng địa phương tại trong và nước ngoài và tăng doanh số bán hàng; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của các quốc gia và của từng thị trường về thị phần, thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các rào cản kỹ thuật, thuế quan để định hướng cho sản phẩm CNNT nhanh chóng đáp ứng điều kiện cần và đủ để gia nhập thị trường; và tận dụng mọi cơ hội gỡ bỏ các hạn chế về điều kiện gia nhập thị trường.
c) Xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án trong cả giai đoạn và từng năm; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình và các đề án có liên quan do Sở Công Thương được giao chủ trì, quản lý.
d) Lập danh mục kêu gọi đầu tư ít nhất 02 cụm công nghiệp chế biến sản phẩm CNNT theo hướng cụm ngành.
e) Lập danh mục xúc tiến thương mại hàng năm cho các sản phẩm CNNT.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm.
a) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh kế hoạch đẩy mạnh chế biến và phát triển thị trường nông sản là các sản phẩm CNNT trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện giải pháp nâng cao năng lực sơ chế, chế biến nông sản cho các đối tượng có quy mô vừa và nhỏ; phát huy vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã trong làm chủ khâu sơ chế, chế biến và nắm bắt thị trường tiêu thụ.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Liên minh HTX có trách nhiệm.
a) Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng nguồn nhân lực về nâng cao năng lực quản lý và khởi sự kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động phục vụ CNNT. Chỉ đạo các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã trong bồi dưỡng, đào đạo nguồn nhân lực phục vụ CNNT.
b) Liên minh Hợp tác xã tỉnh tham mưu Đề án Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm chủ lực có quy mô lớn theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới trong đó chú trọng hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, chế biến sản phẩm cho các hợp tác xã.
4. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm.
a) Tham mưu triển khai hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm CNNT và làng nghề; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, chuyển giao công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm vào thực tế sản xuất CNNT để đạt hiệu quả cao.
b) Tiếp tục phối hợp thực hiện công tác xây dựng quy chuẩn địa phương trong chế biến nông sản nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
a) Tham mưu triển khai công tác liên kết CNNT với các khu công nghiệp, khu kinh tế; thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các các khu công nghiệp, khu kinh tế.
b) Tham mưu triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế đối với loại hình sản xuất sản phẩm CNNT.
c) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm CNNT phát triển thị trường, mở rộng kênh phân phối, tìm đầu ra cho sản phẩm CNNT.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, đầu tư vào lĩnh vực CNNT.
c) Hỗ trợ thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở CNNT chuyển đổi loại hình và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
7. Sở Tài chính có trách nhiệm.
Hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt dự toán kinh phí cho công tác triển khai đề án và thực hiện quyết toán đúng quy định.
8. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Phước có trách nhiệm.
Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện Chính sách tín dụng phục vụ phát triển Nông nghiệp nông thôn; các chương trình Chính sách tín dụng theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để phát triển CNNT.
9. Các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm.
Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án đảm bảo có hiệu quả.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố; Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh có trách nhiệm.
Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển CNNT của địa phương; phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án; Tổ chức và thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ Đề án với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, đặc biệt lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện chương trình nông thôn mới thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án có hiệu quả.
11. Các Doanh nghiệp; Hợp tác xã; Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có trách nhiệm.
Chủ động, phối hợp với Sở Công Thương, các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện tốt các nội dung liên quan được xây dựng tại Đề án này.
Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh bằng văn bản về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
Hình 1: Cơ cấu nhóm ngành nghề CNNT giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2020
Hình 2: Số lượng cơ sở CNNT theo nhóm ngành giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2020
Hình 3: Lao động CNNT phân theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2020
Bảng 1: Số lượng cơ sở CNNT phân theo địa bàn giai đoạn 2015-2020
ĐVT: Cơ sở
Địa bàn |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Chơn Thành |
611 |
656 |
648 |
673 |
697 |
690 |
Đồng Phú |
424 |
453 |
528 |
548 |
568 |
556 |
Hớn Quản |
373 |
409 |
423 |
439 |
455 |
457 |
Bình Long |
468 |
472 |
513 |
532 |
551 |
580 |
Bù Gia Mập |
291 |
258 |
316 |
328 |
340 |
362 |
Lộc Ninh |
576 |
643 |
658 |
683 |
708 |
748 |
Phú Riềng |
406 |
411 |
409 |
424 |
439 |
469 |
Bù Đăng |
678 |
687 |
722 |
749 |
776 |
767 |
Bù Đốp |
285 |
272 |
293 |
304 |
315 |
318 |
Phước Long |
457 |
458 |
481 |
499 |
517 |
570 |
Đồng Xoài |
770 |
683 |
752 |
780 |
809 |
869 |
Tổng |
5.340 |
5.401 |
5.743 |
5.958 |
6.049 |
6.386 |
(Nguồn: Khảo sát các huyện, thành phố, thị xã; Niêm giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2020)
Bảng 2. Số lượng cơ sở CNNT phân theo nhóm ngành giai đoạn 2015-2020
ĐVT: Cơ sở
Nhóm ngành |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Sản xuất chế biến thực phẩm |
1761 |
1758 |
1475 |
1529 |
1559 |
1294 |
Sản xuất đồ uống |
449 |
470 |
687 |
717 |
718 |
609 |
Sản xuất trang phục |
888 |
909 |
1030 |
1068 |
1098 |
954 |
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện |
61 |
60 |
127 |
132 |
132 |
64 |
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) |
1100 |
1119 |
1301 |
1349 |
1365 |
1251 |
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế |
782 |
806 |
725 |
752 |
769 |
721 |
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí |
27 |
18 |
28 |
29 |
28 |
1232 |
Sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác |
111 |
112 |
113 |
117 |
116 |
115 |
Khác |
161 |
149 |
257 |
265 |
264 |
146 |
Tổng |
5.340 |
5.401 |
5.743 |
5.958 |
6.049 |
6.386 |
(Nguồn: Khảo sát các huyện, thành phố, thị xã; Niêm giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2020)
Bảng 3: Vốn đăng ký kinh doanh cơ sở CNNT phát sinh hàng năm theo địa bàn giai đoạn 2015-2020
ĐVT: Triệu đồng
Địa bàn |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Chơn Thành |
6.470 |
15.815 |
5.700 |
24.700 |
8.000 |
35.600 |
Đồng Phú |
3.550 |
1.790 |
5.270 |
8.421 |
6.975 |
150 |
Hớn Quản |
16.580 |
4.627 |
1.430 |
1.330 |
2.920 |
9.929 |
Bình Long |
823 |
975 |
1.145 |
1.283 |
5.845 |
57.717 |
Bù Gia Mập |
58.891 |
11.760 |
11.760 |
5.225 |
9.890 |
57.665 |
Lộc Ninh |
11.680 |
17.500 |
20.893 |
19.020 |
23.296 |
57.570 |
Phú Riềng |
23.012 |
184.105 |
64.662 |
6.235 |
80.480 |
179.728 |
Bù Đăng |
6.275 |
7.505 |
32.710 |
29.240 |
30.359 |
13.000 |
Bù Đốp |
980 |
1.056 |
1.135 |
1.950 |
2.580 |
3.280 |
Phước Long |
23.871 |
41.290 |
24.300 |
39.715 |
32.140 |
121.905 |
Đồng Xoài |
2.603 |
5.663 |
3.648 |
15.689 |
11.336 |
100.608 |
Tổng |
154.735 |
292.086 |
172.653 |
152.808 |
213.821 |
637.152 |
(Nguồn: Khảo sát các huyện, thành phố, thị xã; Niêm giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2020)