Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025”

Số hiệu 597/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/03/2019
Ngày có hiệu lực 12/03/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Thiên Định
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 597/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 03 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công;

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025” với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) bền vững, dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn nhân lực chất lượng cao và liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chú trọng đến quan điểm tăng trưởng xanh, đảm bảo tính phát triển bền vững (không gây ô nhiễm môi trường, không xâm hại tài nguyên, bảo tn di sản...); sử dụng tối ưu nguồn lực về tài nguyên, nhân lực, tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tỷ trọng đóng góp của giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn và bảo vệ môi trường nông thôn.

- Phát triển CNNT phải gắn với quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa phải lấy CNNT khởi đầu để chuyển sản xuất thuần nông sang ngành nghề, dịch vụ; chuyn lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhằm chuyn dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất CNNT, coi trọng chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm, kết hợp giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm CNNT trên thị trường.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp nông thôn giai đoạn đến năm 2025: đạt 17-17,5%/năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp nông thôn đến năm 2025 đạt 13.500- 15.000 tỷ đồng.

- Tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh đến năm 2025 là: 20 - 25%.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Trong giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên tập trung phát triển các nhóm ngành, sản phẩm CNNT có thế mạnh của các địa phương về nguồn tài nguyên, lao động và thân thiện với môi trường như: chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm thiết bị, máy móc và phụ tùng cơ khí; vật liệu xây dựng, dệt may - da giày:

1. Đối với nhóm sản phẩm chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống

- Phát triển các ngành chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống có lợi thế cạnh tranh, có nguyên liệu dồi dào (thủy hải sản, grừng trồng...). Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đồ uống phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới và vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh.

- Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá thành và sức cạnh tranh sản phẩm; hình thành được vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo n định hoạt động của ngành; quan tâm, chú trọng việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Hướng đến sản xuất hàng hóa sản phẩm nông sản cuối cùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện xuất khẩu. Hình thành trung tâm đầu mối về chế biến nông sản trong khu vực.

2. Đối với nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ

- Đẩy mạnh phát triển các nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tiềm năng, có lợi thế so sánh mang lại giá trị kinh tế cao, phục vụ cho khách du lịch, đặc biệt hướng đến việc phục vụ cho khách du lịch hai kỳ Festival Huế hàng năm (Festival nghề truyền thống và Festival Huế)

[...]