Kế hoạch 26/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2024
Ngày có hiệu lực 19/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NĂM 2024

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 2354/TTCP-KHTH ngày 23/10/2023.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong công tác PCTN, tiêu cực.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN, tiêu cực.

- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp PCTN, tiêu cực; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN, tiêu cực theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định; kịp thời ngăn chặn, xử lý, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn Thành phố.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện kịp thời có hiệu quả các quy định của pháp luật, Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về PCTN, tiêu cực.

- Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành xác định việc thực hiện công tác PCTN, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là một trong các tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hằng năm; gắn PCTN, tiêu cực với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng văn hóa công sở, văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên; đảm bảo việc tham gia tích cực của quần chúng nhân dân trong việc giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực.

- Xác định trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN, tiêu cực; nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với những người có hành vi tham nhũng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng đảm bảo đúng quy định.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về bảo vệ người phát hiện, tố giáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”; Kết luận 01- KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương đối với người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và kỷ luật, kỷ cương hành chính. Chú trọng quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng các Quy định của Bộ Chính trị: số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội;

Thực hiện nghiêm các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tiếp tục triển khai thi hành quy định mới về kê khai tài sản, thu nhập, kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, phòng chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước, thanh tra phát hiện xử lý tham nhũng… tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

2. Triển khai thực hiện Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương; Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Các cấp, các ngành chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCTN, trong đó chủ động nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực hiện đối với công tác PCTN, xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp hành động đồng bộ; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN sáng tạo và đánh giá hiệu quả tác động của hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về PCTN; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện thanh tra, kiểm tra, kê khai tài sản, thu nhập, chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện tự kiểm tra, phát hiện và xử lý tham nhũng theo quy định…).

3. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030; Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 14/12/2023 của UBND Thành phố về thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về công tác PCTN, tiêu cực; kịp thời phát hiện, sửa đổi, bổ sung và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực; hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, xuyên suốt để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ làm cơ sở thực hiện hiệu quả các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác PCTN, tiêu cực.

4. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai minh bạch . Tiến hành thực hiện công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, các quy định về công khai, minh bạch; kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiến hành thực hiện công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định, chú trọng xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn.

Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biệt trong quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, tài chính ngân sách, tổ chức cán bộ... Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo Quyết định số 4410/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành Chuyên đề số 9 “Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ”.

Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, các quy định về công khai, minh bạch của Luật phòng, chống tham nhũng; tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 76/ KH-UBND ngày 07/3/2022 của UBND Thành phố về thực hiện Chuyên đề số 11 “Công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ”. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm giám sát của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và của toàn xã hội về công tác minh bạch tài sản, thu nhập. Nghiêm túc triển khai thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập; Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát tài sản, thu nhập năm 2024.

5. Triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ