Kế hoạch 255/KH-UBND năm 2019 về tuyên truyền cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
Số hiệu | 255/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/12/2019 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Phan Thiên Định |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 255/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 12 năm 2019 |
TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính (CCHC) năm 2020, với những nội dung sau:
1. Mục đích
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ; nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về công tác CCHC nhà nước, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), góp phần tham gia giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, duy trì và cải thiện vị trí xếp hạng của tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện CCHC.
b) Nâng cao hiệu quả tuyên truyền CCHC trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với việc đưa việc tuyên truyền CCHC vào hoạt động thường xuyên trên các trang thông tin điện tử của tất cả các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã và thành phố Huế.
c) Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực hoặc chưa hiệu quả của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC.
2. Yêu cầu
a) Triển khai công tác tuyên truyền thiết thực, hiệu quả theo tiến độ thời gian đề ra; phổ biến nội dung CCHC kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, rộng khắp, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu và khả năng của từng đối tượng, từng ngành, địa phương.
b) Thực hiện công tác tuyên truyền phải gắn với nội dung Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh đã được phê duyệt. Tập trung tuyên truyền Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 của Tỉnh ủy và Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về việc đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016- 2020 đến cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 25/4/2016 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng và cơ quan hành chính nhà nước.
c) Tăng cường lực lượng tham gia công tác tuyên truyền đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền; kết hợp công tác tuyên truyền về CCHC lồng ghép với việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
a) Tuyên truyền về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CCHC và kiểm soát TTHC:
- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị quyết số 30c/NQ-CP) và Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; những kết quả đạt được của các ngành, các cấp địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021...
- Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 của Tỉnh ủy và Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về việc đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 25/4/2016 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng và cơ quan hành chính nhà nước; Chỉ thị số 26-CT/UBND của UBND tỉnh ngày 17/10/2016 về đẩy mạnh CCHC gắn liền với ứng dụng CNTT và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2709/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh về ban hành quy định khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng trong giải quyết TTHC ở các cơ quan đơn vị; Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016- 2020 và Kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh; Quyết định số 55/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh về Ban hành quy chế phối hợp trong việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...
b) Tuyên truyền vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội đối với nhiệm vụ triển khai công tác CCHC ở từng cấp, ngành, đơn vị, từng lĩnh vực, lấy lợi ích và sự hài lòng của người dân làm thước đo cho hiệu quả công tác CCHC.
c) Phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tiến trình đổi mới, phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, kết hợp với nội dung CCHC; Trọng tâm là tuyên truyền về tình hình triển khai Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật....
d) Phổ biến nội dung liên quan kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể trong triển khai, thực hiện công cuộc CCHC nhà nước như: Chương trình cải cách tổng thể, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách về chế độ công vụ, về tài chính công từng giai đoạn và hàng năm; công tác kiểm soát TTHC về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
d) Tình hình, kết quả triển khai cải cách công vụ, công chức. Các quy định của pháp luật về quản lý, tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ, đặc biệt là trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
c) Các mô hình thí điểm trong quá trình CCHC; các điển hình tiên tiến trong thực hiện CCHC tại các sở, ngành, đơn vị, địa phương các cấp và những vấn đề nổi cộm, bức xúc xảy ra trong công tác CCHC.
g) Tuyên truyền việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử giữa các cơ quan hành chính cấp tỉnh, giữa cấp huyện với cấp xã trên địa bàn tỉnh; vị trí, vai trò, mục đích và hoạt động của các Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước; trách nhiệm của cán bộ công chức trong giải quyết công việc của người dân.
h) Tuyên truyền nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR index), chỉ số PCI, ICT nhằm hướng dẫn mục tiêu tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện CCHC, các Chỉ số PCI, ICT của tỉnh xếp ổn định trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu của cả nước.
i) Phổ biến các vấn đề cần biết liên quan các bước thực hiện TTHC, chú trọng một số lĩnh vực chủ yếu như: đất đai, đầu tư, đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, nhà ở, hộ tịch, hộ khẩu.v.v…
k) Tăng cường tuyên truyền tình hình triển khai mô hình chính quyền điện tử trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, giai đoạn 2016-2020;
l) Tập trung tuyên truyền về Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” với mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân, doanh nghiệp quan tâm như: giao thông, y tế, giáo dục...; đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện”.
Phổ biến, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng đô thị thông minh như: giám sát camera, giám sát báo chí, giám sát dịch vụ hành chính, dịch vụ cảnh báo mạng lưới đô thị thông minh...đặc biệt chú trọng tuyên truyền về ứng dụng dịch vụ phản ánh hiện trường để người dân hiểu và tham gia thực hiện.