Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2022

Số hiệu 250/KH-UBND
Ngày ban hành 30/12/2021
Ngày có hiệu lực 30/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 250/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2022

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 60-NQ/TU, ngày 15/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh về cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025;

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC) góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch CCHC năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục triển khai liên tục, thống nhất các nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế; nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Gắn với hoàn thiện bản mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí việc làm, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

b) Tiếp tục cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước (SIPAS) của tỉnh.

c) Tăng cường kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức, viên chức để phục vụ doanh nghiệp và Nhân dân, trong đó quan tâm đến kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ.

2. Yêu cầu

a) Các nội dung công tác CCHC phải được tiến hành động bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; xây dựng nền hành chính dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, phục vụ Nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

b) CCHC phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

c) CCHC phải gắn với nâng cao nhận thức và hành động sáng tạo, đổi mới lề lối làm việc trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin, tuyên truyền và kiểm tra cải cách hành chính

- Ban hành các chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác CCHC và nội dung, lĩnh vực cải cách hành chính; đảm bảo công tác CCHC được triển khai liên tục, đồng bộ, hiệu quả.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính; trong đó quan tâm tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 60-NQ/TU, ngày 15/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; nâng cao nhận thức, ý thức, tinh thần trách nhiệm về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác CCHC đối với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường kiểm tra CCHC, gắn với kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những mặt hạn chế, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.

- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến, mô hình mới trong thực hiện CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Triển khai việc đánh giá, xếp loại thực hiện nhiệm vụ và xác định Chỉ số cải cách hành chính định kỳ.

- Tổ chức các đoàn công tác đi nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quốc gia có nền hành chính công phát triển để học hỏi, tìm ra các giải pháp, mô hình mới, cách làm hay, từ đó tham mưu, áp dụng vào thực tiễn của tỉnh.

2. Cải cách thể chế

- Tiếp tục tổ chức triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Kết luận số 83- KL/TW, ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị và văn bản của Trung ương, của tỉnh về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp trên và thực tiễn của tỉnh; tăng cường các giải pháp tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật và cuộc sống, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, công tác tham mưu xây dựng, góp ý, đánh giá, thẩm định dự thảo văn bản; tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

- Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi cao; tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Hoàn thiện hệ thống văn bản về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản khi có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

- Thực hiện tự kiểm tra và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ cho phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành.

- Tăng cường theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật; 100% các vấn đề phát hiện qua theo dõi, thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật được xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định.

3. Cải cách thủ tục hành chính

[...]