Kế hoạch 184/KH-UBND năm 2021 về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 184/KH-UBND
Ngày ban hành 07/12/2021
Ngày có hiệu lực 07/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Văn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 184/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 07 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, lần thứ XVIII và Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình tng thcải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011-2020, các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, với những giải pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đã đạt được một số kết quả nhất định về: Cải cách thchế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính.

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 với những nội dung sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Cụ thể hóa các quan điểm, định hướng chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Yêu cầu

a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương nhận thức đầy đủ, xác định công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương;

b) Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC; đảm bảo nâng cao năng lực, knăng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

c) Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong CCHC giai đoạn vừa qua; chủ động nghiên cứu, sáng tạo, quyết liệt áp dụng những giải pháp mới đCCHC là khâu đột phá trong quản lý hành chính nhà nước.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu

Từ năm 2021, hàng năm kết quả Chỉ số CCHC (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin (ICT INDEX) nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đu cả nước, điểm chỉ số năm sau cao hơn năm trước. Nâng dần vị trí xếp hạng PCI của tnh mỗi năm tăng từ 2 đến 5 bậc. Mức độ hài lòng của của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm sau cao hơn năm trước.

a) Cải cách thể chế:

Hằng năm:

- 100% các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ban hành đảm bảo trình tự, thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương;

- 100% các văn bản QPPL về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân;

- 100% văn bản QPPL còn hiệu lực thi hành được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

- 100% các quyết định của UBND tỉnh được kiểm tra ngay sau khi được ban hành.

b) Cải cách thủ tục hành chính (TTHC):

- Hằng năm, trên 95% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn; phấn đấu 80% hồ sơ TTHC trả kết quả trước hạn;

- Năm 2021, hoàn thành việc shóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng 30%, 20%, 15%. Giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% cho đến khi đạt 100%.

- Đến năm 2025:

+ Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử;

+ 100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên;

+ 100% TTHC có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong sđó, ít nhất 80% TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt 100%;

+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%;

[...]