Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2022 về phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Kiên Giang thực hiện chương trình Chuyển đổi số” giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 243/KH-UBND
Ngày ban hành 16/11/2022
Ngày có hiệu lực 16/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Lưu Trung
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 16 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “KIÊN GIANG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ” GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia” đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 08/6/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2174/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Chiến lược Chuyển đổi số tnh Kiên Giang giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Kiên Giang thực hiện chương trình Chuyển đổi số” giai đoạn 2022-2025 với Chủ đề “Xây dựng Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số” (sau đây gọi tắt là phong trào thi đua) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự cn thiết, tính cấp bách của Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu đến năm 2025 thực hiện phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đảm bảo đạt các mục tiêu cơ bản theo Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 08/6/2022 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Chiến lược Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030;

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong triển khai thực hiện chương trình Chuyển đổi số của tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay trong phong trào thi đua nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở;

Các địa phương, doanh nghiệp phải coi việc thực hiện phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng, luôn song hành trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động của đơn vị; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, đẩy nhanh tiến trình Chuyển đổi số theo từng ngành, lĩnh vực địa phương, đơn vị;

Đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào; việc tổ chức thực hiện phong trào phải thường xuyên, liên tục, có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm, tổ chức sơ kết và tổng kết theo Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Mục tiêu chung

Thi đua phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang cơ bản hoàn thiện mô hình Chính quyền số, hình thành xã hội số, kinh tế số; đô thị thông minh triển khai thành công tại các huyện, thành phố trong tỉnh, làm cơ sở đnhân rộng mô hình đến 100% các huyện trên địa bàn tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ số làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của Nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2023

a) Về chính quyền số

- 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình;

- Tối thiểu 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần;

- Có tối thiểu 80% người dân, doanh nghiệp thực hiện đánh giá hài lòng khi yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính;

- Tối thiểu 10% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay;

- 100% dịch vụ công trực tuyến có chức năng định danh, xác thực một ln, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, thanh toán trực tuyến, cho phép thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (ngoại trừ những dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật); được cung cấp qua nhiều kênh truy cập; tự động điền dữ liệu sẵn có của người dùng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm tăng sự tiện lợi và trải nghiệm người dùng;

- 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật. Trên 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc cấp huyện và 70% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh tham gia sử dụng hệ thống thông tin báo cáo;

- 80% thủ tục hành chính được xử lý đúng hạn.

b) Về kinh tế số

[...]