Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang

Số hiệu 241/KH-UBND
Ngày ban hành 20/09/2016
Ngày có hiệu lực 20/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 241/KH-UBND

Hà Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH UNG THƯ, TIM MẠCH, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH, HEN PHẾ QUẢN VÀ CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM KHÁC, GIAI ĐOẠN 2016 -2025 TỈNH HÀ GIANG

Phần I

THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

I. THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Mức độ ảnh hưởng của bệnh không lây nhiễm đối với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng nặng nề và trở thành một trong những thách thức góp phần đe dọa tới tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Các bệnh không lây nhiễm rất nguy hiểm do vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể mà mới chỉ có những bằng chứng khoa học chứng minh về các yếu tố góp phần phát sinh hoặc phát triển các bệnh không lây nhiễm như: Hút thuốc lá; Sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại; dinh dưỡng không hợp lý; ít hoạt động thể lực ...

1. Tình hình bệnh không lây nhiễm

Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm (bệnh KLN). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hàng năm cả nước có khoảng 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các bệnh KLN chiếm tới 73% (379.600 ca). Trong số này các bệnh tim mạch 33%, ung thư 18%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) 7% và đái tháo đường (ĐTĐ) 3%. Ước tính, gánh nặng của bệnh KLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân tại Việt Nam.

Gánh nặng bệnh tật do các bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất (13,4%), đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim do tăng huyết áp là 3 trong số 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tử vong do ung thư chiếm hàng thứ hai sau các bệnh tim mạch, ở nam là 13,5% và nữ 11%. Ước tính mỗi năm có 100.000 - 150.000 ca mới mắc và khoảng 75.000 ca tử vong do ung thư. Tỷ lệ ĐTĐ ở lứa tuổi 30 - 69 là 5,4% (tăng > 2 lần so với năm 2002). Thực trạng tỷ lệ mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện vẫn cao (khoảng 63,6%). Tỷ lệ mắc BPTNMT trong cộng đồng từ ≥ 40 tuổi là 4,2%; trong đó nam 7,1% và nữ 1,9%. Tử vong do BPTNMT cũng rất lớn (chiếm 5% tổng số tử vong) và nằm trong số 20 nguyên nhân tử vong hàng đầu.

Tại Hà Giang, theo số liệu thống kê tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng: Số trường hợp mắc bệnh tim mạch trong năm 2015 là 29.184 ca tăng rõ rệt so với năm 2014 (26.628 ca), tỷ lệ mắc trong cộng đồng là 39,2%), ước tính tỷ lệ tăng huyết áp chưa được phát hiện trước đó là 45,5%; Theo số liệu thống kê trong năm 2014 toàn tỉnh phát hiện 10.484 trường hợp mắc đái tháo đường, năm 2015 con số này tăng lên là 13.765, tuy nhiên theo đánh giá số trường hợp mắc đái tháo đường trong cộng đồng chưa được phát hiện lớn gấp nhiều lần. Năm 2015 số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là 2.686 người cao hơn nhiều so với năm 2014 (1.826 ca).

2. Thực trạng phòng chống bệnh không lây nhiễm tại Hà Giang

2.1. Hoạt động phòng, chống tăng huyết áp

Thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tăng huyết áp của Sở Y tế; tổ chức 60 lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho 2.049 lượt cán bộ làm công tác phòng chống tăng huyết áp các tuyến. Triển khai khám sàng lọc cho 6.841 người, phát hiện 2.676 người tăng huyết áp; Hiện tại các cơ sở y tế đang quản lý điều trị 11.178 bệnh nhân (10% số hiện mắc trong cộng đồng).

2.2. Hoạt động phòng, chống đái tháo đường

Thành lập ban chỉ đạo phòng, chống đái tháo đường của Sở Y tế; Tổ chức 11 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 600 lượt cán bộ làm công tác phòng, chống đái tháo đường; Khám sàng lọc cho 7.522 người có yếu tố nguy cơ, phát hiện 626 người mắc đái tháo đường và 1.443 người tiền đái tháo đường; Quản lý và điều trị ngoại trú cho 1.903 người bệnh đái tháo đường.

2.3. Hoạt động phòng, chống ung thư

Thành lập ban điu hành chương trình mục tiêu phòng, chống ung thư của Sở Y tế, kiện toàn mạng lưới làm công tác phòng chống ung thư từ tỉnh đến xã; tổ chức 49 lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ các tuyến từ tỉnh đến xã; khám sàng lọc phát hiện sớm các trường hợp mắc ung thư vú và ung thư cổ tử cung cho 3.458 phụ nữ có nguy cơ cao và trong độ tuổi sinh đẻ.

2.4. Phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản

Thành lập ban điều hành chương trình mục tiêu phòng, chống ung thư của Sở Y tế; củng cố và phát triển các phòng khám, quản lý, tư vấn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Lao & bệnh phổi; cung cấp trang bị phương tiện máy móc cho các phòng khám, quản lý, tư vấn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nâng cao chất lượng khám, quản lý, điều trị; tổ chức 11 lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

3. Khó khăn, hạn chế

1) Gánh nặng bệnh tật và gánh nặng kinh tế của bệnh KLN còn chưa được các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức.

2) Thông tin, giáo dục, truyền thông còn chung chung, chưa hiệu quả. Ý thức chấp hành pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá, phòng chống tác hại rượu bia của người dân còn chưa cao. Nhận thức của cộng đồng về nâng cao sức khỏe, phòng chống yếu tố nguy cơ còn chưa đầy đủ. Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về tự theo dõi phát hiện sớm bệnh, chăm sóc và tuân thủ điều trị còn thấp.

3) Chưa có một đầu mối tổ chức thống nhất để điều phối, huy động sự tham gia liên ngành trong kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh KLN.

4) Hệ thống cung ứng các dịch vụ y tế thiếu sự lồng ghép giữa các chương trình, dự án phòng chống bệnh KLN thuộc chương trình mục tiêu quốc gia y tế giữa các cơ sở y tế dự phòng và khám chữa bệnh từ tỉnh đến địa phương.

5) Y tế cơ sở (huyện, xã) tuy được nâng cấp về trang thiết bị và nhân lực, nhưng chưa đủ năng lực sàng lọc, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm, cung ứng các dịch vụ chăm sóc, quản lý người bệnh không lây nhiễm, dẫn tới quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và không đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Phần II

KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2025

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ