Kế hoạch 2407/KH-UBND triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 do tỉnh Khánh Hòa ban hành

Số hiệu 2407/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2017
Ngày có hiệu lực 27/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Đắc Tài
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2407/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 27 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2017

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm và Kế hoạch số 273/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 13/3/2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương vệ sinh an toàn thực phẩm về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2017

Để nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 với chủ đề:

“- Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn;

- Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”.

II. MỤC TIÊU

1. Giải quyết bức xúc hiện nay là sử dụng tạp chất hay cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu mức tn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thịt, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng; đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP đối với rau, thịt an toàn. Giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu.

2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến, cung ứng rau, thịt, thủy sản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh rượu; đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề.

3. Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm do tiêu dùng thực phẩm không an toàn nói chung và rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sng nói riêng.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

- Thời gian: Từ ngày 15/4/2017 đến ngày 15/5/2017.

- Phạm vi triển khai: Trên địa bàn toàn tỉnh.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức lễ phát động triển khai “Tháng hành động”:

a) Cấp tỉnh: Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện Diên Khánh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017 tại huyện Diên Khánh từ ngày 15/4/2017 đến ngày 20/4/2017.

b) Cấp huyện: Tổ chức lễ phát động tại các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/4/2017 đến ngày 20/4/2017.

2. Triển khai chiến dịch truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm: (xem Phụ lục 1)

- Huy động các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương tham gia chiến dịch truyền thông; đặc biệt huy động hệ thống loa truyền thanh xã, phường tham gia tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và bảo đảm an toàn rượu, thực phẩm rau, thịt, thủy sản tươi sng nói riêng.

a) Đối tượng truyền thông:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế/ giết mổ, chế biến nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống.

- Chính quyền các cấp, quản lý nhà hàng, quán ăn, ban quản lý chợ, siêu thị, chợ đầu mối, khu du lịch, khu công nghiệp.

b) Nội dung tuyên truyền:

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rượu, rau, thịt, thủy sản an toàn: Nói không với sử dụng tạp chất, cn công nghiệp trong sản xuất rượu, chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định vsử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất; phụ gia; điều kiện cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, thủy sản tươi sống; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu.

[...]