Kế hoạch 1755/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kế hoạch 33-KH/TU thực hiện Kết luận 11-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 1755/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2017
Ngày có hiệu lực 05/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Trần Thị Nga
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1755/KH-UBND

Kon Tum, ngày 05 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 33-KH/TU NGÀY 10-4-2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 11-KL/TW NGÀY 19-01-2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08-CT/TW NGÀY 21-10-2011 CỦA BAN BÍ THƯ “VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI”

Căn cứ Công văn số 771/TTg-KGVX ngày 04/6/2017 của Thủ tướng Chính về việc thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về an toàn thực phẩm.

Thực hiện Kế hoạch số 33-KH/TU ngày 10-4-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19-01-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW, ngày 21-10-2011 của Ban Bí thư (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 33-KH/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21-10-2011 của Ban Bí thư (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới” và Kế hoạch 33-KH/TU; nâng cao nhận thức, ý thức hành động và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân về bảo đảm an toàn thực phẩm, các chủ trương, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Đảm bảo thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đều là thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao uy tín các sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các địa phương, đơn vị bám sát Kế hoạch 33-KH/TU, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương, đơn vị. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và phương tiện truyền thông về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Đưa nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, các ngành và xem đây là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu đơn vị, địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21-10-2011 của Ban Bí thư; Kế hoạch 33-KH/TU và các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm gắn với chỉ đạo, hướng dẫn, vận động triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành, Mặt trận, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt sâu sắc đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Chỉ thị 08-CT/TW, Kết luận số 11-KL/TW và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm

1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục bằng nhiều hình thức về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Kịp thời phát hiện và biểu dương các điển hình tiên tiến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm, thương hiệu của địa phương về an toàn thực phẩm. Kịp thời công bố tên, địa chỉ những doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản phẩm hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật, không chính xác về an toàn thực phẩm, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của người dân về thực phẩm an toàn trên địa bàn.

- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.2. Hàng năm căn cứ vào Kế hoạch triển khai “Tháng hành động” của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương, Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Lễ phát động nhân “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tạo đợt cao điểm, phát động chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc mắc hàng loạt và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Đơn vị thực hiện: Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh (Sở Y tế chủ trì tham mưu).

- Thời gian thực hiện: Từ 15/4 đến 15/5 hàng năm.

1.3. Xây dựng nội dung thông điệp và in tài liệu truyền thông phù hợp với các nội dung hướng dẫn của tuyến trên, với phong tục tập quán văn hóa của người dân.

- Đơn vị thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.4. Các cơ quan báo chí của tỉnh nghiên cứu mở các chuyên đề, chuyên mục về an toàn thực phẩm theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân ở từng địa phương, khu vực trong tỉnh.

- Đơn vị thực hiện: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, các cơ quan báo chí của tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.5. Thực hiện phân cấp đi đối với đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho địa phương trong quản lý an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thành phố; các sở, ngành, đoàn thể.

[...]