Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 232/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 11/11/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Phan Ngọc Thọ |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 232/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 11 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” GIAI ĐOẠN 2017-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020; Công văn số 8278/BCT-TTTN ngày 08/9/2017 của Bộ Công Thương về việc tăng cường triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với một số nội dung chính như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo chủ trương Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Ban chấp hành Trung ương; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối tạo điều kiện đưa các hàng hóa thiết yếu và hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống người dân. Xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng, các điểm bán hàng Việt nhằm tạo lập và phát triển thị trường trong nước bền vững.
- Phát huy vai trò của Nhà nước và các tổ chức có liên quan trong công tác quản lý thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, đảm bảo môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh, bền vững.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành phải xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện. Đẩy mạnh xã hội hóa, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, hợp lý; lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện chương trình, xây dựng mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, đẩy mạnh việc xã hội hóa trong quá trình triển khai thực hiện.
II. MỤC TIÊU
- Phấn đấu đến năm 2020, tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh chiếm trên 80% tại các kênh phân phối, 100% các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn có điểm bán hàng Việt Nam cố định, bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.
- Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành việc xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu mạng lưới phân phối hàng Việt trên địa bàn tỉnh.
III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ
1. Công tác thông tin, truyền thông
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa trong tỉnh; vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
- Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam, hàng đặc sản địa phương
- Củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, xây dựng các kênh phân phối văn minh, hiện đại đối với hàng Việt Nam; đa dạng hóa các loại hình phân phối, thiết lập hệ thống các điểm bán hàng Việt Nam bền vững, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt Nam về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam.
- Đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá tuyến điểm du lịch gắn với quảng bá các sản phẩm, hàng hóa đặc sản địa phương.
3. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
IV. PHÂN CÔNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương