Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 1742/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ưu tiên “Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030” do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 230/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2024
Ngày có hiệu lực 22/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 230/KH-UBND

Lào Cai, ngày 22 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1742/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ƯU TIÊN “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030”

Thực hiện Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án ưu tiên “Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

2. Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị công nghệ mới, tiên tiến đáp ứng chăn nuôi công nghiệp, công nghệ cao.

3. Khoa học công nghệ được áp dụng vào các lĩnh vực: chọn tạo giống vật nuôi chủ lực, dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi, chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hướng tới xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

Áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực:

- Ứng dụng khoa học, công nghệ chọn tạo giống vật nuôi chủ lực đáp ứng được 95% nhu cầu giống lợn, 50% nhu cầu giống gia cầm, 80% nhu cầu giống bò thịt.

- Dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi: Áp dụng công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung; khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm công - nông nghiệp - thủy sản; sử dụng chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường.

- Chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi đầu tư chuồng trại, trang thiết bị, hệ thống xử thu gom xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường hướng tới chăn nuôi bền vững.

- Chế biến các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, mật ong và các sản phẩm giết mổ: Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thực hiện liên kết chăn nuôi theo chuỗi, đẩy mạnh chế biến đa dạng hoá sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội tỉnh, du lịch, xuất bán ra ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu.

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực bằng công nghệ cao để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất giống vật nuôi trong tỉnh

- Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ưu tiên chọn lọc đàn hạt nhân để nâng cao chất lượng hệ thống giống.

- Chọn lọc và phát triển một số giống vật nuôi bản địa có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; áp dụng phương pháp chọn lọc tiên tiến kết hợp với điều kiện chăn nuôi bằng công nghệ cao để chọn tạo các giống gia cầm bản địa đủ sức cạnh tranh với giống gia cầm nhập nội, lai.

2. Ứng dụng công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công - nông nghiệp và thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường

- Chủ động sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi. Sử dụng nguồn đạm sẵn có thay thế cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn, chế biến phụ phẩm công - nông nghiệp và thủy sản làm thức ăn và sản xuất thức ăn mới.

3. Ứng dụng công nghệ chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững

- Ứng dụng công nghệ chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững.

- Ứng dụng các quy trình công nghệ mới, tiên tiến, ưu tiên công nghệ cao xây dựng tiểu khí hậu chuồng nuôi nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học.

- Ứng dụng công nghệ cao để xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học.

4. Ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, mật ong và các sản phẩm giết mổ đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội tỉnh, du lịch, xuất bán ra ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu

[...]