Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2020 về đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 227/KH-UBND
Ngày ban hành 23/10/2020
Ngày có hiệu lực 23/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 23 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2025.

Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”; Công văn số 1735/BKHCN-TCĐ ngày 14/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”; Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 07/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt “Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025”; trên cơ sở đề xuất của Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nắm bắt đầy đủ, chính xác thông tin về hoạt động, khả năng áp dụng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm của các đơn vị cung ứng, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm đề xuất các giải pháp chủ yếu phục vụ công tác quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Tổng hợp thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh kết nối Cổng thông tin truy xuất sản phẩm, hàng hóa quốc gia với khả năng truy xuất nguồn gốc toàn quốc và kết nối quốc tế.

2. Yêu cầu

- Tổ chức điều tra, khảo sát thu thập thông tin để đánh giá đúng đối tượng, bảo đảm số liệu chính xác, phản ánh đúng thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó, tham mưu đề xuất các giải pháp khoa học, cơ chế chính sách hiệu quả để triển khai áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đúng quy trình giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng.

- Định kỳ có đánh giá, theo dõi, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện kế hoạch.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

1.1. Lựa chọn nhóm sản phẩm và đối tượng đánh giá:

a) Lựa chọn nhóm sản phẩm đánh giá: Tổ chức, thực hiện rà soát, thống kê các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm được công nhận OCOP, chủ lực của tỉnh Thanh Hóa theo các lĩnh vực để ưu tiên, gồm: Y tế (nhóm các sản phẩm y-dược); nông nghiệp (nhóm sản phẩm nông sản, thực phẩm); công nghiệp (nhóm sản phẩm công nghiệp nhẹ).

b) Đối lượng đánh giá: Lựa chọn, ưu tiên cần đánh giá theo 04 nhóm đối tượng sau:

- Nhóm 1: Các đơn vị cung ứng, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, phân phối… theo mỗi loại sản phẩm, hàng hóa được lựa chọn;

- Nhóm 2: Đơn vị cung cấp các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

- Nhóm 3: Cơ quan quản lý nhà nước (gồm các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp);

- Nhóm 4: Người tiêu dùng.

c) Thời gian thực hiện:

- Năm 2021: Hoàn thành trước ngày 31/01/2021.

- Năm 2022 - 2025: Được tổ chức 02 đợt:

+ Đợt 1: Hoàn thành trước ngày 28 tháng 02 hàng năm;

+ Đợt 2: Hoàn thành trước ngày 30 tháng 8 hàng năm.

1.2. Phạm vi, địa điểm và thời gian thu thập thông tin, dữ liệu đánh giá:

- Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Địa điểm: Tại các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo các nhóm đối tượng được lựa chọn tại mục 1.1 nêu trên.

[...]