Kế hoạch 363/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa” trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 363/KH-UBND
Ngày ban hành 01/07/2021
Ngày có hiệu lực 01/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 363/KH-UBND

Nghệ An, ngày 01 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc,

Căn cứ Quyết định số 2979/QĐ-BKHCN ngày 14/10/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (sau đây viết tắt là Đề án) bảo đảm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của tỉnh Nghệ An;

b) Nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu quản lý nhà nước, sản phẩm, hàng hóa lĩnh vực nông lâm thủy sản, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, ưu tiên các sản phẩm chương trình OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biu, sản phẩm chủ lực của tỉnh, các sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và yêu cầu của doanh nghiệp. Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, qua đó kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, nhằm bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Yêu cầu

a) Các nội dung thực hiện Kế hoạch triển khai đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án sát thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

b) Kết hợp các hoạt động của Kế hoạch với việc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch khác đang được triển khai tại các Sở, ngành và địa phương nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực;

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước;

c) Phân công cụ thể nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Thông tin, tuyên truyền, ph biến các văn bản và quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân liên quan).

a) Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.

b) Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã, UBND cấp huyện, Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các Hội Doanh nghiệp tỉnh.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Sản phẩm: Các hoạt động truyền thông được thực hiện.

2. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn của các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan để hỗ trợ và triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.

b) Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Y tế, Liên minh Hợp tác xã, UBND cấp huyện, các Hội Doanh nghiệp tỉnh.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Sản phẩm: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, có trình độ chuyên môn am hiểu và triển khai được các nhiệm vụ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.

3. Xây dựng Danh mục sản phẩm, hàng hóa bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc; nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc và theo yêu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.1. Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[...]