Nghị quyết 250/NQ-HĐND năm 2019 thông qua Đề án “Duy trì và phát triển Hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm sản và thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2020-2025” do tỉnh Hưng Yên ban hành
Số hiệu | 250/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 06/12/2019 |
Ngày có hiệu lực | 06/12/2019 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hưng Yên |
Người ký | Đỗ Xuân Tuyên |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 250/NQ-HĐND |
Hưng Yên, ngày 06 tháng 12 năm 2019 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020; số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;
Xét Tờ trình số 184/TTr-UBND ngày 26/11/2019 của UBND tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết thông qua Đề án “Duy trì và phát triển Hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2020-2025”; Báo cáo thẩm tra số 613/BC-BPC ngày 03/12/2019 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án “Duy trì và phát triển Hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2020-2025” với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát
Thông tin minh bạch về sản phẩm, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, giới thiệu quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu các sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và sức khỏe người tiêu dùng. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm; tiếp tục khuyến khích hình thành các mô hình, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phát triển ổn định có thương hiệu. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm trên địa bàn. Là giải pháp hữu ích trong công tác thống kê, xây dựng chính sách, điều tiết sản xuất và thị trường, chống sản xuất buôn bán hàng giả, thất thu cho ngân sách nhà nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục mở rộng, duy trì và nâng cấp phần mềm hệ thống điện tử hy.check.net.vn cho các sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025 có trên 200 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tham gia vào hệ thống, có khoảng 30 danh mục sản phẩm của tỉnh được chứng nhận OCOP được tham gia hệ thống.
- Đào tạo, tập huấn khoảng 10 lớp/năm cho 400 lượt người tham gia.
- Chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GAP cho khoảng 70 tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản; hỗ trợ duy trì, mở rộng chứng nhận VietGAP, VietGAHP, GAP cho trên 150 lượt cơ sở.
- Tư vấn, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO cho khoảng 10 tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Hình thành trên 200 mô hình chuỗi liên kết sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng khoảng 400 mẫu sản phẩm và khoảng 02 triệu tem truy xuất được gắn vào sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.
- Hỗ trợ quảng bá sản phẩm và kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm: khoảng 05-10 điểm giới thiệu và bán sản phẩm; kết nối internet cho trên 200 cơ sở; tham gia hội nghị, hội chợ, truyền thông quảng bá sản phẩm…
2. Nội dung
2.1. Tuyên truyền và đào tạo, tập huấn
- Đào tạo tập huấn hướng dẫn sử dụng, vận hành, khai thác dữ liệu hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh; phổ biến nâng cao kỹ năng tiếp cận thị trường, quảng bá, thiết kế nhãn mác, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; bồi dưỡng hướng dẫn, phổ biến các quy định về sản xuất kinh doanh thực phẩm, ứng dụng mã hình Qrcode trong quản lý. Đối tượng là cán bộ công chức phụ trách theo dõi an toàn thực phẩm và các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người sản xuất, doanh nghiệp thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc ứng dụng hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng từng bước tiếp cận và sử dụng ứng dụng để tra cứu và mua sắm.
2.2. Duy trì, nâng cấp, mở rộng đối tượng tham gia hệ thống
- Tiếp tục duy trì, mở rộng đối tượng sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh tham gia hệ thống điện tử các năm 2020-2025.
- Nâng cấp các tính năng ứng dụng: