Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2017 triển khai ứng dụng thí điểm tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản chè, cam, mật ong trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 136/KH-UBND
Ngày ban hành 11/05/2017
Ngày có hiệu lực 11/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Minh Tiến
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/KH-UBND

Hà Giang, ngày 11 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THÍ ĐIỂM TEM ĐIỆN TỬ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHÈ, CAM, MẬT ONG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Căn cứ Thông báo số 211-TB/TU ngày 04/01/2017 của Tỉnh ủy về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; thông báo số 70/TB-UBND ngày 24/02/2017 của Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.

UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch triển khai ứng dụng thí điểm tem điện tử truy xuất nguồn gốc một số sản phẩm nông sản (chè, cam, mật ong) trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và truy xuất nguồn gốc nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã giữ vững thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Giúp doanh nghiệp quản lý được hàng hóa và bảo vệ sản phẩm của mình không bị làm giả, làm nhái, mạo danh thương hiệu và không bị chia sẻ thị phần với hàng giả hàng nhái...

- Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được thông tin về sản phẩm, các tình trạng của sản phẩm bằng chữ, âm thanh, hình ảnh...

- Giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm qua ứng dụng thương mại điện tử, chỉ dẫn cho người tiêu dùng địa chỉ bán sản phẩm gần nhất nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại của người tiêu dùng.

- Cung cấp công cụ hữu ích và giảm thiểu chi phí cho cơ quan chức năng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.

II. QUY TRÌNH ỨNG DỤNG TEM ĐIỆN TỬ THÔNG MINH

1. Tiếp xúc, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp cần ứng dụng và đơn vị cung cấp phần mềm.

2. Thu thập thông tin của doanh nghiệp và thông tin sản phẩm; khảo sát và thẩm định thông tin.

3. Đào tạo và hướng dẫn quy trình sử dụng tem, kích hoạt thông tin cho tem.

4. Giám sát quá trình sử dụng tem và tính trung thực của thông tin.

5. Đánh giá hiệu quả của ứng dụng.

III. NỘI DUNG

1. Triển khai xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm trực tuyến trên thiết bị di động bằng mã ma trận Qr-code truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh

- Đơn vị thực hiện: Sở Công thương;

- Đơn vị phối hợp: các Sở, ban, ngành của tỉnh và đơn vị cung cấp dịch vụ, phần mềm;

- Thời gian thực hiện: Tháng 5 năm 2017.

2. Thông báo cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm nông sản theo các tiêu chuẩn GAP biết và đăng ký tham gia thực hiện ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố;

- Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2017.

3. Lập danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất các sản phẩm nông sản theo các tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh tham gia ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, UBND các huyện thành phố;

[...]