Kế hoạch 226/KH-UBND năm 2023 triển khai Khung hành động thực hiện thích ứng với Quy định xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 226/KH-UBND
Ngày ban hành 19/09/2023
Ngày có hiệu lực 19/09/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Nguyễn Thành Công
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 226/KH-UBND

Sơn La, ngày 19 tháng 09 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI KHUNG HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN THÍCH ỨNG VỚI QUY ĐỊNH XUẤT KHẨU CÁC HÀNG HÓA VÀ SẢN PHẨM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GÂY MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG CỦA CHÂU ÂU (EU) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Thực hiện Công văn số 5179/BNN-HTQT ngày 01/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Khung Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng EU.

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 440/TTr-SNN ngày 30/8/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Khung hành động thực hiện thích ứng với Quy định xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh Sơn La với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Khung hành động thực hiện thích ứng với Quy định sản xuất, xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa văn bản, hoạt động tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định sản xuất, xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh Sơn La.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định về sản xuất, xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức quán triệt tuyên truyền, phổ biến các quy định và văn bản liên quan đến quy định về sản xuất, xuất khẩu các chuỗi giá trị ngành hàng và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng của Châu Âu (EU) đến các cơ quan chức năng các cấp và nông dân hiểu rõ qua các cuộc họp, hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Triển khai sản xuất nông lâm nghiệp theo đúng định hướng, quy hoạch của tỉnh, sử dụng đất nông lâm nghiệp góp phần các giải quyết nạn phá rừng, suy thoái rừng và bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học.

4. Tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi quy định của Châu Âu.

5. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho các ngành hàng nông lâm sản (cà phê, cao su, gỗ, lâm sản….) đáp ứng các yêu cầu quy định của Châu Âu.

6. Xây dựng và triển khai truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng đến vùng, gắn với định vị của từng vườn đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi quy định của Châu Âu.

7. Hướng dẫn sản xuất áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ bền vững đối với các ngành hàng cà phê, cao su, gỗ, lâm sản,… đưa sản phẩm có liên quan ra thị trường hoặc xuất khẩu đảm bảo theo đúng quy định của Châu Âu.

8. Xây dựng khung hợp tác công tư trong thực hiện EUDR

9. Rừng trồng và rừng tái sinh có thành phần đa dạng sinh học khác nhau và cung cấp dịch vụ hệ sinh thái khác nhau so với những khu rừng tái sinh một cách tự nhiên và nguyên sinh.

10. Rà soát, đánh giá hiện trạng rừng, diện tích đất trồng cà phê, ca cao, cao su,…trên đất lâm nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về rừng tự nhiên và vùng trồng.

11. Nghiên cứu, đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất ngành hàng cà phê, cao su, gỗ, lâm sản,… đưa sản phẩm ra thị trường hoặc xuất khẩu đảm bảo theo đúng quy định của Châu Âu.

12. Khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng, quy hoạch lâm nghiệp… theo quy định của pháp luật hiện hành, để làm cơ sở tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đảm bảo theo quy định; góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội địa phương xanh, nhanh và bền vững.

(Chi tiết có phụ lục gửi kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh, các cấp khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố tham mưu thành lập nhóm Công tác công tư cấp tỉnh khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kịp thời, hiệu quả.

[...]