Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2017 hành động về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng” tỉnh Hà Giang đến năm 2030

Số hiệu 205/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2017
Ngày có hiệu lực 18/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Minh Tiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 205/KH-UBND

Hà Giang, ngày 18 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ “GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA HẠN CHẾ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG; BẢO TỒN, NÂNG CAO TRỮ LƯỢNG CÁC - BON VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG” TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2030.

Căn cứ Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vng tài nguyên rừng.

UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch Hành động về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rng” tỉnh Hà Giang đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Mục tiêu chung

- Góp phần thực hiện thành công Chương trình Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vng tài nguyên rừng (Chương trình REDD+) đến năm 2030 theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ Tướng Chính Phủ; thực hiện mục tiêu của Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 - 2020.

- Đóng góp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, phát huy giá trị đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, nâng cao giá trị lâm sản, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và các hộ nghèo sống gần rừng, nâng cao giá trị phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn sạt lở đất, bảo vệ nguồn nước...cân bằng hệ sinh thái.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2017-2020:

- Đến năm 2020, góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, trồng lại rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 58%.

- Đáp ứng yêu cầu sẵn sàng thực hiện REDD+, đảm bảo đủ năng lực để tiếp cận nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

- Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên 368.802,2 ha và 68.066,1 ha rừng trồng, nhằm gia tăng tích lũy các - bon và dịch vụ môi trường rừng; nhân rộng các mô hình trồng rừng hiệu quả; quản lý, nâng cao chất lượng và sử dụng bn vng rng tự nhiên; khai thác có hiệu quả du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các khu rng đặc dụng. Thực hiện có hiệu quả chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rng thay thế; chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (Nghị định 75/2015/NĐ-CP); bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng (Quyết định 38/2016/QĐ-TTg). Góp phần cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống mới vào trồng rừng, khuyến khích thay thế một số diện tích rừng trồng loài cây không phù hợp với điều kiện lập địa kém hiệu quả bằng các giống có năng suất, chất lượng cao đặc biệt quan tâm đến trồng rừng gỗ lớn góp phần nâng cao chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thu khí CO2 của rừng, tăng sinh khối để tăng tích trữ các bon và đảm bảo cung cấp gỗ cho sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích thực hiện mô hình quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.

2.2. Giai đoạn 2021-2030

- Ổn định diện tích rng tự nhiên đến năm 2030 ít nhất bằng diện tích đạt được tại năm 2020, góp phần thực hiện định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh. Tiếp tục các dự án trồng rừng, trồng lại rng, khoanh nuôi bảo vệ rừng nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 60%, trong đó của rừng tự nhiên là 48,9%.

- Nhân rộng các mô hình hiệu quả cao về REDD+ và quản lý rừng bền vững, lồng ghép REDD+ vào chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Hoàn thiện khung hành động của chương trình REDD+ và tiếp cận các nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

3. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện

- Thực hiện trên phạm vi toàn bộ 195 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Giang. Trong đó ưu tiên tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ và huyện Quang Bình.

- Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào tổ chức thực hiện, vận hành kế hoạch hành động REDD+.

- Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến hết năm 2030.

4. Nội dung

4.1. Các hoạt động nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng:

- Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững có hiệu quả.

- Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cây dược liệu bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng.

- Cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng.

[...]