Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025

Số hiệu 223/KH-UBND
Ngày ban hành 01/11/2017
Ngày có hiệu lực 01/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 223/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025; Công văn số 1439/BYT-TCDS ngày 24/3/2017 của Bộ Y tế về việc xây dựng và trin khai Đán Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đán Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025 như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Người cao tuổi (sau đây viết tắt là NCT) là lớp người có vai trò, vị trí quan trọng đối với gia đình và xã hội, có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và chủ trương về công tác chăm sóc NCT, quy định những nội dung về vị trí, vai trò của NCT trong xã hội và trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội trong đảm bảo chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của NCT.

Sau 06 năm thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu trọng tâm là giảm sinh, duy trì mức sinh thấp hợp lý, nâng cao chất lượng dân số. Đến năm 2016, chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả quan trọng: Tỷ suất sinh còn 15,06‰; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số còn 1,1%. Kết quả trên đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà và cải thiện đời sống của nhân dân.

Bên cạnh thành tựu đạt được thì những thách thức tiếp tục đặt ra cho công tác dân số trong giai đoạn hiện nay như cơ cấu dân số bước vào giai đoạn dân số vàng nhưng đồng thời bước vào giai đoạn già hóa dân số. Do đó, bên cạnh việc tiếp tục mọi nỗ lực cho mục tiêu giảm sinh như trước đây thì chính sách dân số từng bước được điều chỉnh theo hướng bao quát, toàn diện hơn về các vấn đề dân số, đặc biệt chú trọng vấn đề cơ cấu dân số nhằm giải quyết các thách thức của chương trình dân số trong giai đoạn hiện nay, trong đó có vấn đề già hóa dân số.

Tại Việt Nam, năm 2011 tỷ lệ người cao tuổi 65 tuổi trở lên chiếm 7% dân số, nước ta đã bước vào giai đoạn già hóa dân số. Theo dự báo thời gian quá độ từ già hóa dân số (tỷ lệ người cao tui 65+ chiếm 7% dân số) sang dân số già (tỷ lệ người cao tuổi 65+ chiếm 14% dân số) ở nước ta chỉ khoảng 20 năm. Cùng với cả nước, xu hướng già hóa dân số Thừa Thiên Huế đang diễn ra với tốc độ khá nhanh. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 01/4/2009, tỉnh Thừa Thiên Huế có tỷ trọng người 60 tuổi trở lên là 111.631 người chiếm 10,3% trong tổng số dân. Đến năm 2016, tổng số NCT 151.300 người, tỷ lệ 13,15% so với tổng dân số; tỷ lệ nam là 42%, nữ là 58% (Chia theo độ tuổi là: Từ 60-79 tuổi: 115.129 người; từ 80-99 tuổi: 35.863 người; từ đủ 100 tuổi: 138 người; từ 101 tuổi trở lên: 250 người).

Người cao tuổi ở Thừa Thiên Huế cũng giống NCT trong cả nước, hơn 72% người cao tuổi hiện sống ở nông thôn; có tới gần 60% NCT sống bằng lao động của chính mình và nguồn hỗ trợ của gia đình, con cháu. Đời sống vật chất của đa số NCT rất khó khăn, ít có tiết kiệm để chi tiêu khi tuổi già. Mặt khác, NCT đang ngày càng đối mặt với nhiều tiềm ẩn của bệnh tật và nghèo đói, bệnh tật kép. Tỷ lệ NCT mc các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu như: Bệnh tim mạch, ung thư; đái tháo đường, động kinh và trầm cảm ngày càng tăng. Nhu cầu lớn nhất ca NCT hiện nay là được chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần.

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm ca Đảng và Nhà nưc; sự tham gia chủ động tích cực của Hội người cao tuổi các cấp, các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức cá nhân, nhiều mô hình chăm sóc NCT đã được xây dựng và triển khai như mô hình các trung tâm chăm sóc NCT tập trung, mô hình chăm sóc NCT tại gia đình, mô hình chăm sóc NCT tại các cơ sở y tế.

Mặc dầu các mô hình nêu trên đã góp phần cải thiện cuộc sống của NCT nhưng trên thực tế các mô hình này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc của nhiều đối tượng NCT, nhất là NCT sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa; người không có lương hưu, bảo trợ xã hội và các chế độ chính sách cho người có công.

Vì vậy, việc tăng cường chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho NCT nhm nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT, góp phần thực hiện tốt Chương trình hành động quốc tế NCT và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết nhằm góp phần giải quyết các yêu cầu và thách thức của xã hội ngày càng có nhiều NCT của nước ta. Việc xây dựng và triển khai Đán chăm sóc sức khỏe NCT là một việc làm thiết thực nhằm góp phần đánh giá và đề ra các định hướng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe NCT.

Nhm triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đán Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 của Bộ Y tế, căn cứ tình hình thực tế của địa phương và thực trạng tình hình NCT trên địa bàn tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đán Chăm sóc sức khỏe ngưi cao tuổi giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII;

- Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;

- Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Luật Người cao tuổi năm 2009 và Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật người cao tuổi;

- Pháp lệnh Dân số 2003 và các Nghị định của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số;

- Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012-2020;

- Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng NCT;

- Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe NCT;

- Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đ án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025;

- Công văn số 1439/BYT-TCDS ngày 24/3/2017 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020;

- Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 13/10/2015 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT;

- Nghị quyết 7c/2009/NQCĐ-HĐND ngày 09/4/2009 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020;

[...]