Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018 - 2025

Số hiệu 145/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2018
Ngày có hiệu lực 06/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phan Đình Phùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/KH-UBND

Phú Yên, ngày 06 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2025

Thực hiện Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 và Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 18/5/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 11/4/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Công tác dân số trong tình hình mới”; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, gồm những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi; Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản; Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng dân số tỉnh Phú Yên.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 100% lãnh đạo, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- 100% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

b) Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe người cao tuổi trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 90% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe.

- Ít nhất 85% người cao tuổi được khám sức khỏe thông thường định kỳ ít nhất một lần trở lên/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe tại Trạm Y tế tuyến xã.

c) Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà...)

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

- 95% người cao tuổi khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

- 100% bệnh viện tuyến tỉnh (trừ Khoa Nhi của Bệnh viện Sản - Nhi) và Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố có tổ chức Khoa Lão khoa hoặc dành ít nhất 20% số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi; phấn đấu thành lập mới Khoa Lão khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (tách ra từ Khoa Nội tim mạch - Lão học);

- Người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ ≥ 95%.

d) Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

Phấn đấu 100% người cao tuổi không có đủ điều kiện, khả năng tự chăm sóc được chăm sóc sức khỏe tại gia đình, cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Tăng cường truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người cao tuổi. Thông tin về thách thức của quá trình già hóa dân số, thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, kế hoạch và đầu tư kinh phí cho các nội dung thích ứng với xã hội dân số già hóa.

- Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thông qua các hình thức: Xây dựng các chuyên mục, phóng sự phát trên sóng truyền hình; chuyên trang, chuyên mục trên báo, đài của tỉnh; tin, bài trên hệ thống loa truyền thanh công cộng tại các địa phương.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như xây dựng các ấn phẩm truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, cẩm nang...; tổ chức các sự kiện truyền thông: hội thảo, hội nghị, hội thi, hội diễn...; tư vấn trực tiếp cho các nhóm đối tượng tại cộng đồng. Đồng thời, phát động và triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao tuổi”.

[...]