ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 221/KH-UBND
|
Đồng Nai, ngày 20
tháng 6 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 32/NQ-CP NGÀY 20/3/2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 686/NQ-UBTVQH15 NGÀY 18/9/2023 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/2014/QH13 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ
51/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG
Thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của
Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày
18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị
quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Nghị quyết
số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ); UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển
khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ trên địa bàn
tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan và
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện
Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ, tạo sự chuyển biến tích cực
trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
b) Cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện
Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ phù hợp với điều kiện thực
tế của tỉnh.
2. Yêu cầu
Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố chủ động tham mưu, bảo đảm các điều kiện, nguồn lực và tổ chức thực
hiện đầy đủ, hiệu quả, kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ và Kế hoạch này.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Rà soát các văn bản pháp luật
không còn phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên
quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các sở,
ban, ngành liên quan hàng năm tổ chức rà soát các văn bản pháp luật không còn
phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến
đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tham mưu đề xuất các
cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, đề xuất đưa vào chương trình
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thực hiện hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
a) Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đổi
mới chương trình, sách giáo khoa để tạo sự đồng thuận của xã hội và quyết tâm mạnh
mẽ hơn nữa trong toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
b) Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận
số 443-KL/TU ngày 02/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết 10 năm thực
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”.
c) Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện hiệu quả
Kế hoạch số 11762/KH-UBND ngày 14/10/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện đổi
mới Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo lộ trình, bảo
đảm tiến độ, chất lượng; nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, điển hình tiên tiến;
tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục tồn tại, hạn chế; chỉ đạo các cơ sở giáo dục
thực hiện đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy
tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ
chuyên môn, giáo viên trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
d) Tiếp thực thực hiện kiểm tra, giám sát, tổng hợp,
đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
trên địa bàn tỉnh.
3. Tiếp tục đảm bảo các điều kiện
triển khai đạt kết quả về đổi mới giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh
a) Rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở
giáo dục phổ thông; quy hoạch quỹ đất sử dụng cho giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh
xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
- Tiếp tục quy hoạch các cơ sở giáo dục cơ sở giáo
dục phổ thông trên cơ sở dự báo chính xác nhu cầu học tập của xã hội, nhu cầu nguồn
nhân lực của các địa phương tầm nhìn đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
- Bảo đảm đủ quỹ đất phát triển các trường phổ
thông theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Giải quyết dứt điểm các vấn đề thiếu trường, lớp
cho học sinh cấp tiểu học; những khó khăn trong việc phân luồng, định hướng nghề
nghiệp ở giáo dục phổ thông.
- Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục tiểu học
công lập ở các địa bàn dân số tăng cơ học nhanh. Phát triển hợp lý giữa cơ sở
giáo dục có cấp học trung học phổ thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm
thay đổi tích cực nhận thức của xã hội đối với học nghề để phân luồng học sinh
sau trung học cơ sở.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục công trình
giáo dục kêu gọi đầu tư theo phương thức xã hội hoá giáo dục.
b) Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện đồng bộ các giải pháp giải
quyết tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số
biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Đảm bảo đầy đủ, đồng bộ về số lượng và cơ cấu,
trình độ và năng lực, phẩm chất, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán
bộ, công chức, viên chức quản lý (bao gồm cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm thực hành, tư vấn học đường,
cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, nhân viên Văn phòng, cán bộ Y tế trường học,...).
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngữ
giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp
dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.
- Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của
Khoa Sư phạm Trường Đại học Đồng Nai đáp ứng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên đáp ứng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Đảm bảo kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc cơ chế,
chính sách theo quy định, thu hút, đãi ngộ nhân tài cho người làm công tác giáo
dục và đào tạo, hỗ trợ giáo viên ở vùng khó khăn, thực hiện cơ chế tín dụng hỗ
trợ giáo viên về nhà ở và học tập nâng cao trình độ.
c) Đầu tư nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học đối với các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu thực hiện theo
Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các
cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng hoàn thiện đầy đủ, đạt chuẩn, đặc biệt là hạ
tầng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
- Tiếp tục thực hiện kịp thời, đầy đủ việc phân bổ
ngân sách cho các cơ sở giáo dục phổ thông; ưu tiên ngân sách cải tạo cơ sở vật
chất xuống cấp, xây dựng thêm phòng học mới để giải quyết tình trạng sĩ số học
sinh vượt mức quy định, xây dựng, trang bị phòng học thực hành, phòng học bộ
môn, điều kiện hoạt động giáo dục thể chất, rèn luyện kỹ năng sống, thiết bị dạy
học, thiết bị thực hành, hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm tin học phục
vụ quản lý và dạy học.
- Phát triển hệ thống trường chuẩn quốc gia, các
trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường năng khiếu thể thao,
trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật.
- Thực hiện đồng bộ việc trang bị thiết bị dạy học,
thiết bị thực hành, thiết bị phục vụ công tác quản lý hiện đại với việc tập huấn
sử dụng, kiểm tra, bảo trì, bảo quản cho các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Tiếp tục tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phổ
thông thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số trong giáo dục và đảo tạo.
- Bảo đảm đủ quỹ đất phát triển các trường phổ
thông theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ưu tiên
quỹ đất xây dựng các trường phổ thông ở các địa bàn có dân số tăng cơ học
nhanh, ở khu công nghiệp, ở vị trí thuận lợi cho việc đi lại, học tập của học
sinh; mở rộng diện tích đạt mức quy định cho các trường trong lộ trình xây dựng
các trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
d) Triển khai các phương án hỗ trợ cho học sinh diện
chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu,
vùng xa, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
đ) Triển khai các phương án hỗ trợ sách giáo khoa
cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó
khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chỉ đạo tại
Văn bản số 9507/UBND-KGVX ngày 14/9/2023 của UBND tỉnh về việc bảo đảm sách
giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp
theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 11762/KH-UBND
ngày 14/10/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục
phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tham mưu công tác quy hoạch phát triển
giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh. Kết thúc năm học 2024 - 2025, tiến hành tổ
chức tổng kết đánh giá 05 năm (2020 - 2025) triển khai đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
b) Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các
đơn vị, địa phương liên quan thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu UBND tỉnh
bổ sung thực hiện các quy định mới về chế độ, chính sách, tiền lương của nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục; bổ sung cơ chế của tỉnh phù hợp chủ trương của
Nhà nước để thu hút nhân tài đối với giáo dục và đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo
tiếp tục tham mưu phê duyệt quy hoạch nguồn nhân lực của ngành giáo dục và đào
tạo bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
c) Chủ trì, phối hợp sở, ban, ngành, đoàn thể liên
quan và UBND cấp huyện tham mưu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các cơ
sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
2018.
d) Phối hợp các sở, ngành và UBND cấp huyện triển
khai các phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ
nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh
vùng đồng bào dân tộc thiểu số được theo chỉ đạo tại Văn bản số 9507/UBND-KGVX
ngày 14/9/2023 của UBND tỉnh về việc bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời
cho năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo.
đ) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và UBND các huyện,
thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được
giao; theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện của các sở, ban, ngành,
đơn vị, địa phương, báo cáo tham mưu UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện
tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện bảo đảm đủ quỹ
đất phát triển các trường phổ thông theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
b) Tham mưu các giải pháp bảo đảm đủ quỹ đất phát
triển các trường phổ thông; ưu tiên quỹ đất xây dựng các trường phổ thông ở các
địa bàn các huyện, thành phố có dân số tăng cơ học nhanh, ở khu công nghiệp và
mở rộng diện tích đạt mức quy định cho các trường trong lộ trình xây dựng các
trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia ở các huyện, thành phố.
4. Sở Nội vụ
Tiếp tục phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát,
báo cáo đề xuất nhu cầu biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình.
5. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội
Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Đề án của
Chính phủ về phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông.
6. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về
phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Trên cơ sở danh mục công trình, dự án do Sở Giáo
dục và Đào tạo, đơn vị liên quan đề xuất, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp
các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh về khả năng cân đối,
bố trí vốn đầu tư công đối với các dự án đầu tư công lĩnh vực giáo dục thuộc
nhiệm vụ chi từ ngân sách tỉnh.
b) Trên cơ sở đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo,
UBND cấp huyện về danh mục mời gọi đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hóa về giáo dục
và đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục công
trình giáo dục mời gọi đầu tư theo phương thức xã hội hóa giáo dục.
8. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
a) Tiếp tục rà soát, có kế hoạch và các giải pháp cụ
thể giải quyết dứt điểm các vấn đề thiếu trường, lớp cho học sinh cấp tiểu học.
b) Rà soát, đánh giá tình hình giáo dục tại địa
phương chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.
9. Trường Đại học Đồng Nai
Thực hiện các giải pháp phát triển và hoàn thiện
các ngành đào tạo của Khoa Sư phạm, mở các ngành đào tạo còn thiếu giáo viên
(Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ
thông; Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý cấp THCS); đáp ứng yêu cầu thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa
phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch. Quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh chỉ đạo
Nơi nhận:
- Q. Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trường ĐH Đồng Nai;
- Báo Đồng Nai;
- Đài PT&TH Đồng Nai;
- Chánh, PCVP. UBND tỉnh (KGVX);
- Lưu: VT, KGVX (N).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Sơn Hùng
|