Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 220/KH-UBND
Ngày ban hành 16/08/2023
Ngày có hiệu lực 16/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Khước
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 16 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 21-CT/TW NGÀY 04/5/2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 21) và Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 28/6/2023 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 155), UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 21, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, người lao động và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp để tăng quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp; cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo; chất lượng, hiệu quả đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành, nghề mới, kỹ năng tiên tiến;

- Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, về hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động; tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII.

2. Yêu cầu

- Tập trung quán triệt, tạo chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể cùng cán bộ đảng viên và nhân dân trong tỉnh nắm vững quan điểm của Đảng về giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

- Các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

II. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu chung

- Phấn đấu đến năm 2030 Vĩnh Phúc tối thiểu có 40% học sinh sau trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; có 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, G20; có khoảng 10 ngành, nghề trọng điểm1; trong đó có 01-02 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN.

- Đến năm 2045, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

III. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị 21, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về tầm quan trọng giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh đạt trình độ khu vực ASEAN và quốc tế; tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, gắn hoạt động của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đưa nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài; khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ. Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc học nghề, kỹ năng nghề trong tiếp cận việc làm, nâng cao thu nhập và cơ hội học tập suốt đời. Huy động sự tham gia của xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giáo dục nghề nghiệp, góp phần thực hiện thành công đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông

- Thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỷ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp;

- Thực hiện vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các hình thức học trung cấp kết hợp với học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng trung học phổ thông vừa có bằng nghề bảo đảm chất lượng, có điều kiện tham gia thị trường lao động và cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ; có chính sách khuyến khích học sinh khá, giỏi vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp;

- Đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề nghiệp; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động

- Phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp; ưu tiên đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên xung phong, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế;

- Phát triển giáo dục nghề nghiệp ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, miền núi; trong đó, đào tạo nghề cho nông dân, đồng bào dân tộc và tạo việc làm cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh-dịch vụ trên địa bàn và từ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, không chạy theo chỉ tiêu, hình thức, phong trào;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ