Kế hoạch 5084/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Quảng Nam ban hành
Số hiệu | 5084/KH-UBND |
Ngày ban hành | 02/08/2023 |
Ngày có hiệu lực | 02/08/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Trần Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5084/KH-UBND |
Quảng Nam, ngày 02 tháng 8 năm 2023 |
Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Chỉ thị số 21-CT/TW);
Thực hiện Kế hoạch số 292-KH/TU ngày 19/7/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Kế hoạch số 292-KH/TU);
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp thực hiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trong tổ chức quán triệt, tiếp tục thực hiện công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng phát triển của tỉnh và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
- Tăng cường trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU.
- Việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU phải nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả trên toàn tỉnh, sát với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương; phải có kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch số 292-KH/TU trong từng năm và từng giai đoạn, phân công nhiệm vụ rõ ràng, quán triệt chủ trương đầy đủ; trong quá trình thực hiện phải kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc với Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết.
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp để tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường lao động trong và ngoài nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Phấn đấu tổng chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp bình quân trong giai đoạn 2022-2025 là 24.000 người/năm; trong đó: trình độ trung cấp, cao đẳng: 4.000 người/năm, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng: 20.000 người/năm.
- Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp trình độ trung cấp đạt từ 55% trở lên trong tổng số học sinh thuộc diện phân luồng; tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập trình độ cao đẳng đạt từ 15% trở lên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của 9 huyện miền núi của tỉnh đạt 50%.
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản đạt 70%.
- Phấn đấu 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
- Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia.
- Phấn đấu 01 trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao; 01 trường cao đẳng hoàn thành các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị theo tiêu chí trường chất lượng cao; triển khai thực hiện khoảng 24 ngành, nghề trọng điểm.
b) Đến năm 2030
- Thu hút 50% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.
- Có 02 trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao; có 25 ngành, nghề trọng điểm.
c) Đến năm 2045
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5084/KH-UBND |
Quảng Nam, ngày 02 tháng 8 năm 2023 |
Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Chỉ thị số 21-CT/TW);
Thực hiện Kế hoạch số 292-KH/TU ngày 19/7/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Kế hoạch số 292-KH/TU);
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp thực hiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trong tổ chức quán triệt, tiếp tục thực hiện công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng phát triển của tỉnh và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
- Tăng cường trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU.
- Việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU phải nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả trên toàn tỉnh, sát với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương; phải có kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch số 292-KH/TU trong từng năm và từng giai đoạn, phân công nhiệm vụ rõ ràng, quán triệt chủ trương đầy đủ; trong quá trình thực hiện phải kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc với Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết.
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp để tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường lao động trong và ngoài nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Phấn đấu tổng chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp bình quân trong giai đoạn 2022-2025 là 24.000 người/năm; trong đó: trình độ trung cấp, cao đẳng: 4.000 người/năm, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng: 20.000 người/năm.
- Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp trình độ trung cấp đạt từ 55% trở lên trong tổng số học sinh thuộc diện phân luồng; tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập trình độ cao đẳng đạt từ 15% trở lên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của 9 huyện miền núi của tỉnh đạt 50%.
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản đạt 70%.
- Phấn đấu 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
- Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia.
- Phấn đấu 01 trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao; 01 trường cao đẳng hoàn thành các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị theo tiêu chí trường chất lượng cao; triển khai thực hiện khoảng 24 ngành, nghề trọng điểm.
b) Đến năm 2030
- Thu hút 50% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.
- Có 02 trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao; có 25 ngành, nghề trọng điểm.
c) Đến năm 2045
Cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của tỉnh và của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN ĐẾN
1. Quán triệt Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư
Cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp trên địa bàn tỉnh phải tổ chức quán triệt nội dung Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân, trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức quản lý, lãnh đạo các cấp để thống nhất nhận thức và hành động trong thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; việc tổ chức quán triệt cần gắn với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
Các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài; khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc học nghề, kỹ năng nghề trong tiếp cận việc làm, nâng cao thu nhập và cơ hội học tập suốt đời. Đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (như: Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/NĐ-CP ngày 08/10/2018, Nghị định số 24/2022/NĐ-CP ngày 06/4/2022 của Chính phủ; các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề) và các chính sách, pháp luật có liên quan.
Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp phải được tổ chức thường xuyên, sâu rộng, hiệu quả; đa dạng về hình thức, phương pháp thực hiện; nội dung tuyên truyền phải gắn với vai trò, mục đích, lợi ích của việc học nghề - lập nghiệp; chú trọng tiếp cận đến cơ sở, nhất là đối với các địa phương, người lao động ở nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hoá mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 292-KH/TU và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên hướng dẫn, giám sát, kiểm tra; định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình, kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
4. Rà soát, đánh giá, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách về giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ các chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, Kế hoạch số 292-KH/TU và Kế hoạch này; các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo lao động trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù và tình hình thực tế của tỉnh; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để xã hội hóa mạnh đối với giáo dục nghề nghiệp (như: Cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn vay nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ chế đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
Các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần tăng cường trách nhiệm nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trọng tâm là:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 292-KH/TU ngày 19/7/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 của HĐND tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025; Quyết định số 3168/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Nam theo đúng định hướng phát triển của ngành, địa phương đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ phát triển của tỉnh, phù hợp xu thế phát triển chung của cả nước.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm theo quy định của Trung ương, của tỉnh. Triển khai thực hiện hiệu quả các Tiểu dự án, Dự án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục hoàn thiện phương án quy hoạch, tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh (tích hợp vào quy hoạch tỉnh Quảng Nam) theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp nhất là nhân lực chất lượng cao.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập bảo đảm đạt chuẩn theo quy định. Phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực, kinh nghiệm thực tiễn tham gia đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp. Chuẩn hóa cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan: Tổ chức đào tạo các ngành, nghề trọng điểm của tỉnh gắn với nhu cầu thị trường lao động và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh; tập trung đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông sau phân luồng; chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở sau phân luồng để đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm chất lượng, đạt mục tiêu đào tạo lồng ghép nhằm phát huy hiệu quả sau đào tạo; mở rộng liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phù hợp với thị trường lao động; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu của xã hội.
- Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 422/KH-UBND ngày 18/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thành lập hoặc hợp tác thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tập trung đầu tư, xây dựng trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao; các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng lao động và đơn vị đào tạo lao động, đáp ứng theo nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, của xã hội.
- Đẩy mạnh khảo sát, điều tra, dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh đặc biệt đối với các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ; khai thác hiệu quả dữ liệu, thông tin thị trường lao động. Tạo kênh thông tin hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với địa phương, doanh nghiệp và gia đình trong việc phối hợp tuyển sinh, tổ chức đào tạo và theo dõi việc làm sau đào tạo; chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu người tìm việc, việc tìm người. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ, quản lý, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu về lao động - việc làm và giáo dục nghề nghiệp gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
6. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành, cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các pháp luật có liên quan. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia, nhà giáo, người học với các nước. Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, mở rộng mô hình đào tạo nghề chất lượng cao thông qua hệ thống đào tạo của các nước tiên tiến; tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới trong giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng các kỳ thi kỹ năng nghề của tỉnh và tích cực tham gia các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành, cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng tự kiểm tra (thường xuyên, định kỳ) để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, tồn tại trong thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo từng năm, từng giai đoạn để kịp thời rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền về Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU và các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan gắn với công tác bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục nghề nghiệp của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo hướng đa dạng hoá các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai; xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền qua Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình; tổ chức chương trình phát thanh về giáo dục nghề nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi; bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng về hình ảnh, vị thế, thông điệp quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, ngày Kỹ năng lao động Việt Nam, tuần lễ kỹ năng nghề…; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh chính sách hỗ trợ đào tạo lao động tỉnh Quảng Nam theo hướng: Có cơ chế khuyến khích nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm của tỉnh; hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thuộc các đối tượng đặc thù như người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn, lao động nữ…
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch số 3168/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch này. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Nam đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ phát triển của tỉnh, phù hợp xu thế phát triển chung của cả nước.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Tiểu Dự án, Dự án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác cho lao động trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương thực hiện công tác phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông gắn với tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp; đồng thời phối hợp theo dõi, quản lý học sinh sau phân luồng không tham gia học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Công an tỉnh, các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an triển khai xây dựng, hoàn thiện đồng bộ, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp gắn với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU và các nội dung có liên quan.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, nâng cao hiệu quả thực hiện các Tiểu dự án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác từ ngân sách nhà nước đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai xây dựng, hoàn thiện, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp gắn với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Các Sở, Ban, ngành có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các chính sách, pháp luật có liên quan, Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, Chỉ thị số 21- CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU; thông tin, tuyên truyền, phổ biến các mô hình, điển hình, cách làm hiệu quả trong công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm.
7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức quán triệt Chỉ thị số 21- CT/TW, Kế hoạch số 292-KH/TU đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể hoá mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch số 292-KH/TU và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện tốt Kế hoạch về phát triển giáo dục nghề nghiệp của địa phương theo từng năm, từng giai đoạn; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, các chính sách hỗ trợ đào tạo lao động khác từ ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và định hướng phát triển của tỉnh; xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động theo từng địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và pháp luật có liên quan.
- Chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp gắn với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Định kỳ, đột xuất tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
8. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội
Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; tham gia quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
9. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Rà soát, đánh giá hiện trạng của nhà trường (về cơ sở vật chất, thiết bị; đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo; chương trình, giáo trình; kết quả, hiệu quả thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo…); theo đó, đề ra các giải pháp khắc phục hiệu quả những hạn chế, tồn tại nhằm nâng cao hơn kết quả thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo góp phần hoàn thành mục tiêu về giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đến năm 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (nêu tại Kế hoạch số 292- KH/TU ngày 19/7/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam, Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 3168/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Kế hoạch này).
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp, đào tạo dưới 03 tháng, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động sát với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bảo đảm “học đi đôi với hành”; nâng cấp và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo. Xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao phục vụ các ngành, nghề ưu tiên trong thời gian đến và đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong tương lai, đặc biệt là cách mạng Công nghiệp 4.0. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo theo hướng kiểm soát đầu ra (chất lượng đào tạo và việc làm sau đào tạo); tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thời gian đào tạo, thực hành cho người học trong doanh nghiệp.
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, người dạy nghề, chuyên gia cho các ngành, nghề trọng điểm; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng cao, tiếp cận chuẩn của các nước tiên tiến.
- Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng số cho người học.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo gắn với giải quyết việc làm đối với học sinh thuộc diện phân luồng hằng năm.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với các đối tượng người học, nhất là: học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông học lên trình độ trung cấp, cao đẳng; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; lao động bị thu hồi đất; người chấp hành xong án phạt tù và các đối tượng chính sách khác.
- Chú trọng triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
10. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quan tâm thực hiện tốt các nội dung về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp; trọng tâm là:
- Tiếp tục phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc báo cáo nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
- Tự tổ chức đào tạo; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tuyển sinh, đào tạo, hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật; tạo điều kiện cho sinh viên, học viên đến thực hành, thực tập nâng cao tay nghề tại doanh nghiệp.
- Thường xuyên cập nhật, đào tạo lại cho lực lượng lao động nhằm nâng cao khả năng thích ứng với yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 292-KH/TU ngày 19/7/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các Sở, Ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |