Quyết định 1769/QĐ-LĐTBXH năm 2019 về phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 1769/QĐ-LĐTBXH
Ngày ban hành 25/11/2019
Ngày có hiệu lực 25/11/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Quân
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1769/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NGÀNH, NGHỀ TRỌNG ĐIỂM; TRƯỜNG ĐƯỢC LỰA CHỌN NGÀNH, NGHỀ TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ đề nghị của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn để đầu tư ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường cao đẳng, trường trung cấp được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 như sau:

1. Ngành, nghề trọng điểm theo cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia (Chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo).

2. Trường cao đẳng, trường trung cấp công lập được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm (Chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo).

3. Trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục; trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường thuộc doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm (Chi tiết tại Phụ lục số 03 kèm theo).

4. Trường chuyên biệt công lập đào tạo một số ngành, nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và đào tạo cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật (Chi tiết tại Phụ lục số 04 kèm theo).

5. Căn cứ vào tình hình thực tế các ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm nêu tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 2. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường có ngành, nghề trọng điểm:

1. Đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp công lập được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo và các hot động kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo từ các nguồn kinh phí sau:

- Nguồn vốn đầu tư của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và địa phương.

- Nguồn vốn từ các Chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp; huy động của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 và các chương trình, dự án trong giai đoạn 2021-2025 theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách trung ương trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

- Nguồn thu sự nghiệp của trường và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

2. Đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục; trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường thuộc doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm được Nhà nước hỗ trợ:

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm và cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó) ở trong và ngoài nước theo hướng chuẩn hóa, đủ về số lượng; có cơ cấu hợp lý theo ngành, nghề và trình độ đào tạo.

- Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật (được sử dụng các bộ chương trình, giáo trình đào tạo của ngành, nghề theo các cấp độ do Nhà nước tiếp nhận, chuyển giao hoặc xây dựng và ban hành; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tiêu chuẩn kỹ năng nghề; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu...).

- Tham gia các Chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp.

- Tham gia đặt hàng đào tạo đối với các ngành, nghề trọng điểm.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

1. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tên tại Điều 1 có trách nhiệm:

[...]